Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: CHIẾN TRANH LẠNH (1947 - 1989)

(25 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu giữa hai siêu cường nào?

A. Liên Xô và Trung Quốc.

B. Mỹ và Trung Quốc.

C. Liên Xô và Mỹ.

D. Trung Quốc và Anh. 

Câu 2: Công trình nào trở thành biểu tượng của Chiến tranh lạnh?

A. Bức tường Béc-lin.

B. Cung điện Mùa Đông.

C. Tượng Nữ thần tự do.

D. Vạn lí trường thành.

Câu 3: Ý nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?

A. Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới.

C. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá.

D. Sự đối lập về hệ tư tưởng của Liên Xô và Mỹ.

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa khiến quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trở nên căng thẳng là gì?

A. Vì Liên Xô đang tranh chấp thuộc địa với Mỹ.

B. Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô.

C. Vì Mỹ muốn trở thành bá chủ thế giới nên cần loại bỏ Liên Xô.

D. Vì Mỹ đang muốn biến Liên Xô thành “sân sau” của mình. 

Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?

A. Tổng thống Mỹ H.Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, phát động Chiến tranh lạnh (1947).

B. Mỹ thực hiện kế hoạch phục hưng châu Âu (1948).

C. Hiệp định tương trợ Xô - Trung được kí kết (1950).

D. Mỹ thành lập khối quân sự SEATO (1954).

Câu 6: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu được thành lập vào thời gian nào?

A. 06/03/1950.

B. 25/12/1947.

C. 04/04/1949.

D. 30/08/1946.

Câu 7: Chiến tranh lạnh diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế và Quân sự.

B. Kinh tế và Chính trị.

C. Chính trị và Văn hoá.

D. Chính trị và Tư tưởng. 

Câu 8: SEV là viết tắt của tổ chức nào?

A. Liên minh Bưu chính thế giới.

B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

C. Tổ chức Y tế thế giới. 

D. Hội đồng tương trợ kinh tế.

Câu 9: Cuộc họp chấm dứt Chiến tranh lạnh được tổ chức ở đâu?

A. Pa-ri (Pháp).

B. Đảo Ba-li (In-đô-nê-xi-a).

C. Đảo Man-ta (Địa Trung Hải).

D. Béc-lin (Đức)

Câu 10: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

A. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hoà bình.

B. Hội đồng Tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.

C. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.

D. Cuộc đua cạnh tranh giữa các cường quốc nhằm thiết lập trật tự thế giới đa cực diễn ra mạnh mẽ.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Chiến tranh lạnh nghĩa là gì?

A. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô xảy ra ở chiến trường băng tuyết. 

B. Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng đầu với chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đại diện.

C. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai về mặt kinh tế.

D. Cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa Liên Xô và Mỹ.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của Chiến tranh lạnh?

A. Hình thành hai khối quân sự - chính trị đối đầu.

B. Tăng cường chạy đua vũ trang, tăng chi tiêu cho quốc phòng.

C. Tiến hành đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

D. Cạnh tranh sức mạnh kinh tế, khoa học - kĩ thuật. 

Câu 3: Chiến tranh lạnh tác động như thế nào đối với cả Liên Xô và Mỹ?

A. Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ giữa hai nước.

B. Bùng nổ cuộc chiến tranh trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân.

C. Tạo cơ hội để phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

D. Làm suy yếu tiềm lực công nghiệp, tài chính và thương mại của đất nước.

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu thời điểm chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới?

A. Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan.

B. Kế hoạch Mácsan và sự ra đời của khối quân sự NATO.

C. Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

D. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

Câu 5: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?

----------------------

--------Còn tiếp--------

=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay