Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: NƯỚC MỸ VÀ CÁC NƯỚC TÂY ÂU 

TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

(28 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?

A. I.Ga-ga-rin.

B. N.Am-xtroong.

C. J.Ken-nơ-đi.

D. Ních-xơn.

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai đảng thay nhau cầm quyền ở Mỹ là:

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

B. Đảng Liên minh và Đảng Cộng sản.

C. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà.

D. Đảng Công lí và Đảng Lập hiến.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là mục tiêu trong chính sách đối ngoại do Mỹ đề ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945)?

A,. Tăng cường viện trợ cho các nước Đông Âu.

B. Thành lập liên minh chống chủ nghĩa phát xít.

C. Ngăn chặn, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới.

D. Tích cực hợp tác với hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: Tình hình kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) có nét nổi bật nào sau đây?

A. Lâm vào khủng hoảng và suy thoái kéo dài.

B. Khoa học - kĩ thuật tụt hậu so với các nước Tây Âu.

C. Kinh tế phát triển mạnh mẽ.

D. Tập trung phát triển công nghiệp nặng.

Câu 5: Tổ chức liên kết, hợp tác trên tất cả lĩnh vực của các nước Tây Âu được ra đời vào năm 1967 là:

A. Cộng đồng than - thép châu Âu.

B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

D. Cộng đồng châu Âu. 

Câu 6: Mĩ đã đề ra chiến lược gì để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn các phong trào cách mạng thế giới?

A. Chiến lược Cách mạng xanh.

B. Chiến lược toàn cầu. 

C. Chiến lược Chiến tranh lạnh.

D. Chiến lược Chiến tranh cục bộ.

Câu 7: Nền kinh tế Mĩ phát triển đã tác động đến ngành nào?

A. Ngành xây dựng.

B. Ngành giao thông vận tải.

C. Ngành bưu chính viễn thông.

D. Ngành giáo dục. 

Câu 8: Cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/09/2001 tại Mỹ diễn ra ở đâu?

A. Thành phố Oa-sing-tơn.

B. Quàng trường Thời đại.

C. Toà Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới.

D. Tượng Nữ thần tự do.

Câu 9: Tại sao nền kinh tế nước Mỹ lại trở nên khủng hoảng và suy thoái kéo dài đến năm 1982?

A. Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

B. Do tác động của cuộc Chiến tranh lạnh.

C. Do tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Do tác động của sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Câu 10: Biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ.

B. Thoả thuật về việc hạn chế vũ khí chiến lược.

C. Tham gia khối quân sự NATO.

D. Thành lập nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức.

Câu 11: Các nước Tây Âu đã làm gì để khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ra sức vơ vét, cướp bóc ở các nước thuộc địa để bù đắp chiến tranh.

B. Nhận viện trợ của Mỹ theo kế hoạch Mác-san.

C. Tự đổi mới các chính sách để khôi phục nền kinh tế.

D. Gây ra các cuộc chiến tranh giành thuộc địa để trục lợi. 

Câu 12: Quốc hội Mỹ thông qua “Đạo luật viện trợ nước ngoài” vào thời gian nào?

A. Tháng 04/1948.

B. Tháng 10/1845.

C. Tháng 03/1952.

D. Tháng 06/1947. 

Câu 13: Nhận định nào đúng về Tây Âu đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Trở thành đồng minh của Liên Xô về kinh tế. 

B. Trở thành cường quốc số một thế giới về kinh tế.

C. Trở thành “sân sau” của Mĩ.

D. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới tư bản.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không nằm trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950?

A. Tăng cường hợp tác toàn diện, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhận viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mác-san.

C. Gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

D. Tìm cách quay lại cai trị các thuộc địa cũ. 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1:  Mĩ là nước khởi đầu cuộc:

A. Cách mạng công nghiệp.

B. Cách mạng kĩ thuật và công nghiệp.

C. Cách mạng khoa học - công nghệ.

D. Cách mạng công nghệ thông tin.

Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ từ sau thập kỉ 90 của thế kỉ XX?

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.

B. Do viện trợ cho các nước Tây Âu.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Chênh lệch giàu quá lớn trong các tầng lớp xã hội.

Câu 3: Cuộc tấn công khủng bố tại Mỹ đã đặt ra vấn đề gì cho toàn nhân loại?

A. Bất cứ quốc gia nào cũng dễ dàng bị tấn công.

B. Vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố. 

C. Vấn đề sử dụng vũ khí trái phép.

D. Nạn diệt chủng nhân loại. 

Câu 4: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách đối nội do các nước Tây Âu được tiến hành sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản.

B. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.

C. Thực hiện các cải cách tự do, dân chủ.

D. Ngăn cản các phong trào đấu tranh của công nhân. 

Câu 5: Ý nào sau đây khái quát điểm chung của nền kinh tế giữa các nước Tây Âu?

A. Nền kinh tế không có quá nhiều biến động lớn. 

B. Nền kinh tế nhanh chóng phát triển mạnh.

C. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề và dần suy thoái.

D. Nền kinh tế ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân nước Mĩ nhanh chóng phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở.

B. Trong chiến tranh nước Mĩ được yên ổn phát triển sản xuất.

C. Nước Mĩ không tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Nước Mĩ giàu lên nhờ sản xuất và buôn bán vũ khí.

Câu 2: Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 19973, quốc gia nào ở Tây Âu đã có động thái đối đầu với Mĩ?

A. Anh

B. Pháp. 

C. Đức.

D. I-ta-li-a.

Câu 3: Vì sao năm 1972 Mĩ lại có sự điều chỉnh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

A. Để phù hợp với xu thế hòa hoãn của thế giới.

B. Để làm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc.

C. Mĩ muốn mở rộng đồng minh để chống lại các nước thuộc địa.

D. Để tập trung phát triển kinh tế.

Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), các nước Tây Âu có hành động gì đối với các thuộc địa thuộc địa cũ?

A. Đa số ủng hộ vấn đề độc lập ở các thuộc địa.

B. Tìm cách biến các nước thuộc thế giới thứ ba thành thuộc địa kiểu mới.

C. Tìm cách tái thiết lập chủ quyền ở các thuộc địa cũ.

D. Ủng hộ việc thiết lập quyền tự trị ở các thuộc địa.

Câu 5: Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.

B. Cùng nhiều nước Đồng minh thành lập liên minh quân sự.

C. Chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật.

D. Không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.

Câu 6: Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản Tây Âu về kinh tế và chính trị - xã hội trong những năm 1973 - 1991 là gì?

A. Nạn phân biệt chủng tộc.

B. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

C. Mặt bằng dân trí thấp.

D. Sự phân hoá giàu nghèo lớn.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là gì?

A. Phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí.

B. Xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm.

C. Phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

D. Chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

Câu 2: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 so với những năm 1945 – 1950 là gì?

A. Tiến hành hợp tác, liên kết khu vực.

B. Một mặt liên minh với Mĩ, mặc khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

C. Anh tiếp tục liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối tượng của Mĩ.

D. Từ bỏ chính sách liên minh với Mĩ, thực hiện chính sách biệt lập.

Câu 3: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?

A. Ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”.

B. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

C. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.

D. Theo đuổi “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.

Câu 4: Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?

A. Anh.

B. Hà Lan.

C. Bồ Đào Nha.

D. Thụy Điển.

=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay