Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Liên Xô chính thức tan rã vào ngày nào?
A. 25/12/1991.
B. 15/11/1994.
C. 19/10/1990.
D. 13/04/1993.
Câu 2: Trong giai đoạn sau năm 1991, các quốc gia tập trung vào lĩnh vực nào?
A. Quân sự.
B. Kinh tế.
C. Chính trị.
D. Tư tưởng.
Câu 3: Trước năm 1991, các quốc gia tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang. Sau năm 1991, họ cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực nào?
A. Cạnh tranh thuộc địa.
B. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp.
C. Cạnh tranh khí tài quân sự.
D. Cạnh tranh thị trường lao động.
Câu 4: Sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia nào được coi là người kế tục chính thức?
A. Liên bang Nga.
B. Trung Quốc.
C. Triều Tiên.
D. Cu-ba.
Câu 5: Kinh tế Liên bang Nga đã trải qua bao nhiêu giai đoạn phát triển chính?
A. Hai giai đoạn.
B. Ba giai đoạn.
C. Bốn giai đoạn.
D. Năm giai đoạn.
Câu 6: Giai đoạn 1991 – 1999, kinh tế Liên bang Nga
A. phục hồi, tăng trưởng.
B. phát triển.
C. khủng hoảng.
D. không có sự thay đổi.
Câu 7: Đứng đầu nước Mỹ là
A. Tổng thống.
B. Bí thư.
C. Chủ tịch nước.
D. Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
Câu 8: Vụ tấn công khủng bố đặc biệt nghiêm trọng của Mỹ diễn ra vào thời gian nào?
A. Ngày 11-10-2001.
B. Ngày 11-9-2001.
C. Ngày 9-11-2001.
D. Ngày 10-11-2001.
Câu 9: Từ năm 1991 đến năm 2000, kinh tế Mỹ
A. có sự khủng hoảng.
B. trì trệ.
C. tăng trưởng cao.
D. không có sự thay đổi.
Câu 10: Từ năm 2020, Trung Quốc trở thành nên kinh tế thứ mấy thế giới ?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 11: Từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc có GDP
A. liên tục tăng.
B. liên tục giảm.
C. tăng giảm không đồng đều.
D. giữ nguyên.
Câu 12: Từ cuối thế kỉ XX đến năm 2010, Nhật Bản duy trì vị trí thứ mấy nền kinh tế thế giới?
A. Thứ tư.
B. Thứ ba.
C. Thứ hai.
D. Thứ nhất.
Câu 13: Mục tiêu chính của chính sách Đổi mới ở Việt Nam là gì?
A. Tăng cường quan hệ ngoại giao.
B. Phát triển nền kinh tế.
C. Mở rộng quyền dân chủ.
D. Cải thiện hạnh phúc dân số.
Câu 14: Chính sách nào đã giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu?
A. Chính sách về giáo dục miễn phí.
B. Chính sách giảm nghèo.
C. Chính sách Đổi mới kinh tế.
D. Chính sách bảo vệ môi trường.
Câu 15: Năm 1995, diễn ra sự kiện gì gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới?
A. Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
B. Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. Việt Nam trở thành thành viên của Liên hiệp quốc.
D. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước EU.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu và cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai:
“Đã đến lúc các quốc gia, khu vực phải đưa ra quyết định của mình. Họ phải lựa chọn đứng về phía chúng ta hoặc đứng về phía bọn khủng bố. Kể từ ngày hôm nay, bất kì quốc gia nào tiếp tục che giấu và hỗ trợ khủng bố sẽ bị nước Mỹ xem như kẻ thù".
(Tổng thống G. U. Bu-so (George W. Bush) phát biểu về sự kiện 11 – 9 trước Quốc hội Mỹ, ngày 20-9-2001)
a) Bài phát biểu thể hiện quan điểm cứng rắn của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, yêu cầu các quốc gia phải lựa chọn đứng về phía Mỹ hoặc phía khủng bố.
b) Phát biểu này cho thấy Mỹ sẵn sàng coi những nước hỗ trợ hoặc che giấu khủng bố là kẻ thù.
c) Tổng thống Bush khẳng định rằng Mỹ sẽ trung lập trong cuộc chiến chống khủng bố, không can thiệp vào tình hình quốc tế.
d) Bài phát biểu cho thấy Mỹ chỉ tập trung vào phòng thủ nội địa, không tiến hành các biện pháp quân sự để chống khủng bố.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Liên bang Nga gặp nhiều bất ổn do mâu thuẫn chính trị. Hiến pháp năm 1993 xác lập thể chế Cộng hòa Tổng thống, nhưng các tranh chấp đối nội và đối ngoại vẫn tiếp diễn. Trong thời gian này, Nga theo đuổi chính sách đối ngoại thân phương Tây, đồng thời khôi phục quan hệ với châu Á. Sang thế kỷ XXI, tình hình chính trị dần ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao, và Nga đẩy mạnh hợp tác với nhiều tổ chức khu vực như SCO, ASEAN và SNG.”
a) Hiến pháp năm 1993 của Liên bang Nga xác lập thể chế Cộng hòa Tổng thống.
b) Sang thế kỷ XXI, tình hình chính trị của Nga dần ổn định, và vị thế quốc tế của nước này được nâng cao.
c) Trong những năm 90 của thế kỷ XX, Liên bang Nga có nền chính trị ổn định, không xảy ra tranh chấp nội bộ hay mâu thuẫn với các quốc gia khác.
d) Nga theo đuổi chính sách đối ngoại khép kín, hạn chế quan hệ với các quốc gia phương Tây và châu Á.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................