Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị, quân sự khu vực.
Câu 2: Thành tựu nào dưới đây là tiêu biểu trong lĩnh vực vũ trụ?
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên.
B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. chế tạo máy bay siêu âm khổng lồ.
D. sử dụng trí tuệ nhân tạo để thám hiểm Mặt Trăng.
Câu 3: Thành tựu nào dưới đây là tiêu biểu trong lĩnh vực công cụ sản xuất?
A. các nhà khoa học tạo ra được cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính.
B. phát minh ra máy tính điện tử, máy tự động, rô-bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo.
C. Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc tìm ra “Bản đồ gen người”.
D. phát minh máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, cáp sợi thủy tinh quang dẫn.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu tiêu biểu về an ninh của Việt Nam từ năm 1991 đến nay?
A. Lực lượng công an nhân nhân không ngừng lớn mạnh.
B. Công an là lực lượng quyết định sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Phong trào an ninh Tổ quốc tiếp tục được triển khai hiệu quả.
D. Lực lượng công an góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn.
Câu 5: Một trong những thành tựu tiêu biểu về quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ 1991 đến nay là:
A. tham gia nhiều diễn đàn khu vực và thế giới.
B. có vị thế cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
C. có quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia trên thế giới.
D. lần đầu thiết lập quan hệ dối ngoại với châu Đại Dương.
Câu 6: Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của Việt Nam từ 1991 đến nay là
A. đề ra đường lối đổi mới đất nước, trọng tâm là đổi mới chính trị.
B. trở thành thành viên thứu 149 của tổ chức Liên hợp quốc.
C. bộ máy nhà nước được mở rộng từ trung ương đến địa phương.
D. bộ máy nhà nước được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Câu 7: Việc Nhà nước sửa đổi và ban hành Hiến pháp những năm 1992, 2001, 2013 phản ánh thành tựu trên lĩnh vực nào sau đây của Việt Nam từ năm 1991 đến nay?
A. Lĩnh vực xã hội.
B. Lĩnh vực chính trị.
C. Lĩnh vực quốc phòng.
D. Lĩnh vực an ninh.
Câu 8: Ý nào sau đây không mô tả đúng tình hình xã hội của Trung Quốc?
A. Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện.
B. Công cuộc xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh.
C. Hệ thống y tế được thực hiện đối với đa số người dân.
D. Tình trạng già hóa dân số, tỉ lệ sinh thấp.
Câu 9: Ý nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của kinh tế Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay?
A. Là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp nặng.
B. Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
C. Quy mô kinh tế đứng thứ 10 thế giới, thứ 4 châu Á (2020).
D. Là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất ô tô, công nghệ nano.
Câu 10: Ý nào sau đây thể hiện tình hình xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay?
A. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu to lớn.
B. Nguồn nhân lực dồi dào với tỉ lệ dân số ở tuổi lao động cao.
C. Đối phó với nhiều thách thức như già hóa dân số, tỉ lệ tội phạm gia tăng.
D. Xã hội ổn định, hài hòa do nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Câu 11: Đâu không phải ý đúng khi nói về quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay?
A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào năm 1995.
B. Lào gia nhập ASEAN vào năm 1997.
C. Năm 2007, công bố Hiến chương ASEAN.
D. Mi-an-ma gia nhập ASEAN hoàn thành mục tiêu trở thành tổ chức khu vực với 10 quốc gia thành viên.
Câu 12: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế Mỹ từ năm 1991 đến nay ?
A. Phát triển không ổn định và rơi và khủng hoảng theo chu kì.
B. Đối mặt với những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
C. Bị Trung Quốc cạnh tranh vị trí số 1 về kinh tế.
D. Gánh nặng tài chính do tình trạng nhập cư ồ ạt gây nên.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tốc độ tăng trưởng GDP của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay ?
A. Gia tăng liên tục trong giai đoạn 1991 – 2000, không ổn định từ năm 2000.
B. Tăng trưởng ổn định và liên tục, xen kẽ với cuộc khủng hoảng tài chính.
C. Tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, đặc biệt là năm 2021 (5,9 %).
D. Không ổn định trong giai đoạn 1991 – 2000, tăng trưởng trở lại từ năm 2000.
Câu 14: Ý nào dưới đây nói không đúng về tình hình chính trị của Mỹ từ năm 1991 đến nay?
A. Mỹ tiếp tục duy trì chế độ cộng hòa, đứng đầu là tổng thống.
B. Vẫn tồn tại nhiều bất ổn, đẫn đến sự bùng nổ của các xung đột, bê bối chính trị.
C. Cố gắng thiết lập trạt tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.
D. Mỹ liên tục tăng chỉ tiêu ngân sách quốc phòng.
Câu 15: Đợt sửa đổi Hiến pháp nào của Liên bnag Nga đã tăng lên quyền hạn cho Quốc hội và Tổng thống?
A. Năm 2008 và năm 2020.
B. Năm 2009 và năm 2019.
C. Năm 2007 và năm 2021.
D. Năm 2006 và năm 2018.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Mỹ vẫn là siêu cường kinh tế hàng đầu thế giới với tình hình chính trị tương đối ổn định. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử, trong khi các tổng thống Mỹ tập trung vào cải cách kinh tế, an sinh xã hội và an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, từ năm 1991 đến 2021, nhiều sự kiện chính trị gây chấn động đã xảy ra, như vụ rò rỉ tài liệu mật (2010), chiếm giữ trụ sở Quốc hội (2021), các vụ xả súng hàng loạt, biểu tình chống phân biệt chủng tộc và tự do sử dụng vũ khí. Đặc biệt, vụ khủng bố ngày 11-9-2001 vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị và an ninh nước Mỹ.”
a) Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Mỹ vẫn giữ vị thế siêu cường kinh tế hàng đầu thế giới với tình hình chính trị tương đối ổn định.
b) Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ là hai đảng nhỏ, ít ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử ở Mỹ.
c) Từ năm 1991 đến 2021, không có sự kiện chính trị hay xung đột nào đáng chú ý diễn ra ở Mỹ.
d) Vụ rò rỉ tài liệu mật năm 2010 và vụ chiếm giữ trụ sở Quốc hội năm 2021 là những sự kiện chính trị gây chấn động nước Mỹ.
Câu 2: Cho đoạn thông tin dưới đây:
“Tổng thống Putin khẳng định, tăng trưởng kinh tế là thước đo thành công của Nga, bao gồm cả hiệu quả trên chiến trường. Ông Putin cho biết, tình hình kinh tế Nga ổn định, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 3,9%, thậm chí 4% trong năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nga đang ở mức thấp kỷ lục 2,3%, điều chưa từng xảy ra trước đây, trong khi đó, mức lương thực tế của Nga tăng 9% trong năm 2024. Một số ngành công nghiệp đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó tăng trưởng công nghiệp là 4,4% và tăng trưởng sản xuất là 8%. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, lạm phát hiện đang ở mức khoảng 9,3%, tuy nhiên, Tổng thống Putin khẳng định, thu nhập của người dân đang tăng cao hơn mức lạm phát.”
(Báo Bắc Kạn, Tổng thống Putin trả lời nhiều vấn đề cấp thiết đối với nước Nga, 2024)
a) Tổng thống Putin cho rằng tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng để đánh giá thành công của Nga, bao gồm cả hiệu quả trên chiến trường.
b) Theo Tổng thống Putin, kinh tế Nga đang suy thoái nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ.
c) Tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm nay dự kiến sẽ đạt 5%, cao nhất từ trước đến nay.
d) Một số ngành công nghiệp Nga đang tăng trưởng mạnh, trong đó công nghiệp tăng trưởng 4,4% và sản xuất tăng 8%.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................