Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Ai là lực lượng chính trong các phong trào cách mạng tại châu Âu?
A. Tiểu tư sản.
B. Công nhân.
C. Trí thức.
D. Tư sản
Câu 2: Đảng Cộng sản Đức ra đời vào thời gian nào?
A. 1917.
B. 1918.
C. 1919.
D. 1920.
Câu 3: Quốc tế Cộng sản hoạt động trong giai đoạn lịch sử nào?
A. 1920 - 1943.
B. 1919 - 1940.
C. 1920 - 1940.
D. 1919 - 1943.
Câu 4: Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin được thông qua tại Đại hội lần thứ mấy?
A. Đại hội IV.
B. Đại hội II.
C. Đại hội I.
D. Đại hội III.
Câu 5: Nguyên nhân khiến phong trào cách mạng phải tạm dừng là gì?
A. Do chính quyền của giai cấp tư sản tăng cường đàn áp.
B. Do nhân dân không ủng hộ phong trào cách mạng.
C. Do nhận thấy phong trào này không hiệu quả.
D. Do giai cấp tư sản mua chuộc những người tham gia khởi nghĩa.
Câu 6: Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma của Nhật Bản vào thời điểm nào?
A. 03/06/1945.
B. 08/05/1945.
C. 06/08/1945.
D. 07/12/1945.
Câu 7: Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào năm bao nhiêu?
A. 1919.
B. 1920.
C. 1921.
D. 1922.
Câu 8: Ý nào sau đây là tình hình của Nhật Bản sau cuộc đại suy thoái kinh tế?
A. Chủ nghĩa quân phiệt phục hồi, tiến hành đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
B. Đảng phát xít nắm quyền lãnh đạo, tiến hành quân sự hoá đất nước.
C. Chính phủ tìm cách khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng.
D. Đảng Cộng sản lên nắm quyền, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
Câu 9: Ý nào sau đây không đánh giá đúng vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến 1945?
A. Phát động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoá của Anh.
B. Tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Đoàn kết quần chúng nhân dân Ấn Độ, chống lại độc quyền sản xuất muối của Thực dân Anh.
D. Thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ để đoàn kết công nhân và nhân dân lao động.
Câu 10: Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc được tiến hành nhằm mục đích gì?
A. Chống đế quốc và phong kiến.
B. Chống lại chế độ phong kiến.
C. Chống lại sự xâm lăng của các nước khác.
D. Chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít.
Câu 11: Giai đoạn 1 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. 1939 - 1940.
B. 1940 - 1945.
C. 1939 - 1941.
D. 1938 - 1941.
Câu 12: Có bao nhiêu quốc gia bị lôi kéo vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. 60 quốc gia.
B. 70 quốc gia.
C. 80 quốc gia.
D. 90 quốc gia.
Câu 13: Mục đích của phe phát xít khi chủ trương chiến tranh là gì?
A. Phân chia lại thị trường và thuộc địa.
B. Kiếm lợi từ buôn bán vũ khí trong chiến tranh.
C. Nhằm giành lại vị thế số 1 trên thế giới.
D. Nhằm khắc phục hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 - 1933.
Câu 14: Chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và các nước khác thuộc phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai là thời cơ thuận lợi cho nhân dân Việt Nam thực hiện:
A. Chiến dịch Thu Đông.
B. Cách mạng tháng Tám.
C. Phong trào Đồng Khởi.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 15: Vai trò của các nước Liên Xô, Mỹ, Anh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 - 1945 là gì?
A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.
B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật Bản.
C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.
D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................