Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, những thuận lợi cơ bản nào giúp nước ta xây dựng chính quyền mới?
A. Nhân dân đã làm chủ vận mệnh, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
B. Làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ ở nhiều quốc gia thuộc địa.
C. Các quốc gia xã hội chủ nghĩa xuất hiện, phong trào đấu tranh vì hòa bình và dân chủ phát triển mạnh.
D. Tất cả những yếu tố trên đều đúng.
Câu 2: Tại sao sau Cách mạng tháng Tám, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải nhượng bộ và hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc?
A. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh.
B. Do Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ.
C. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế.
D. Do Trung Hoa Dân Quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài.
Câu 3: Lý do chính khiến Việt Nam rơi vào tình thế hiểm nghèo ngay sau Cách mạng tháng Tám là gì?
A. Cùng lúc đối phó với nhiều thế lực thù địch.
B. Việt Nam vẫn chưa được cộng đồng quốc tế công nhận.
C. Cùng lúc đối phó với khó khăn trên tất cả các lĩnh vực.
D. Ngân sách tài chính của Việt Nam hầu như trống rỗng.
Câu 4: Ngày nào trong năm được chọn làm “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường”?
A. Ngày 9 – 5 hàng năm.
B. Ngày 15 – 8 hàng năm.
C. Ngày 5 – 9 hàng năm.
D. Ngày 25 – 6 hàng năm.
Câu 5: Thỏa thuận Hoa - Pháp vào tháng 2/1946 được thực dân Pháp ký với Trung Hoa Dân Quốc nhằm đạt mục đích gì?
A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật.
B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc.
D. Hợp thức hóa việc quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.
Câu 6: Âm mưu và hành động mới của Pháp – Mĩ từ sau thất bại ở chiến
dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là gì?
A. Thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
B. Thực hiện kế hoạch Rơ ve.
C. Thực hiện kế hoạch Nava.
D. Thực hiện kế hoạch Bôlae.
Câu 7: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc
chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)?
A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ ?
A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
B. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
C. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.
D. Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.
Câu 9: Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí
với Pháp bản Tạm ước (14-9-1946) vì:
A. Muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước.
B. Thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết.
C. Thực dân Pháp dùng sức ép về quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng thêm.
D. Nhân dân Việt Nam cần thêm thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp.
Câu 10: Vì sao Đảng ta chủ trương chuyển từ nhân nhượng vơi Trung Hoa Dân Quốc sang hòa hoãn với Pháp?
A. Vì Trung Hoa Dân Quốc kí với Pháp bản Hiệp ước (28/02/2946).
B. Vì Pháp mạnh hơn Trung Hoa Dân Quốc.
C. Vì Trung Hoa Dân Quốc chuẩn bị rút về nước.
D. Vì Pháp chuẩn bị chiến đâu với Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 11: Cuộc tiến công chiến lược 1972, được bắt đầu và kết thúc trong thời gian nào?
A. Từ 03-1972 đến cuối 5-1972.
B. Từ 03-1972 đến cuối 6-1972.
C. Từ 03-1972 đền cuối 7-1972.
D. Từ 03-1972 đến cuối 8-1972.
Câu 12: Mốc mở đầu và kết thúc của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975?
A. Từ 4-3 đến 30-4-1975.
B. Từ 9-4 đến 30-4-1975.
C. Từ 26-4 đến 02-5-1975.
D. Từ 4-3 đến 02-5-1975
Câu 13: Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: mốc mở đầu và kết thúc?
A. Từ 4-3 đến 29-3.
B. Từ 19-3 đến 29-3-1975
C. Từ 19-3 đến 28-3-1975.
D. Từ 4-3 đến 28-3 1975.
Câu 14: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch nào sau đây?
A. Chiến dịch Tây nguyên.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
Câu 15: Ngày 06-06-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?
A. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pa-ri.
B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
C. Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai.
D. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................