Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
A. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
B. Giải quyết tranh chấp bằng quân sự.
C. Nhận nhượng mọi yêu sách của đối phương.
D. Sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
Câu 2: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình.
C. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?
A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương.
B. Do Trung Hoa Dân quốc tung vào thị trường Việt Nam những đồng tiền đã mất
giá.
C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới.
D. Ta chưa chủ động được về tài chính và do hành động phá hoại của Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 4: Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp của nhân dân Việt Nam là:
A. Kiên quyết, độc lập, tự chủ, dựa vào nhân dân.
B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh
C. Giữ vững thế tiến công, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
D. Toàn dân đánh giặc, cả nước đồng lòng, quyết tâm chiến đấu.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là âm mưu của thực dân Pháp khi tiến công lên Việt Bắc năm 1947?
A. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.
B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
C. Giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn.
D. Triệt phá đường liên lạc của ta.
Câu 6: Ý nghĩa to lớn của chiến thắng Việt Bắc – thu đông 1947 là gì?
A. Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
B. Buộc địch phải thương lượng với chính phủ ta.
C. Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
D. Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
Câu 7: “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Câu văn trên trích trong văn bản nào?
A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
D. Hịch Việt Minh.
Câu 8: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
A. Liên Xô.
B. Cu - ba.
C. Trung Quốc.
D. Lào.
Câu 9: Chiến thắng nào của ta đã làm phá sản mục tiêu chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ?
A. Chiến thắng Ba Rài.
B. Chiến thắng Đồng Xoài.
C. Chiến thắng Ấp Bắc.
D. Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967.
Câu 10: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
C. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 11: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.
B. Đại hội đã đem lại "nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc “Đồng khởi” thành công.
Câu 12: Những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông xuân 1964 – 1965 có ý nghĩa gì?
A. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. Đánh dấu sự phá sản về cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
C. Làm lung lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
D. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Câu 13: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
B. Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam.
C. Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ - Diệm.
D. Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 14: Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) có ý nghĩa gì?
A. Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
C. Đánh dấu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 15: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam sẽ gặp phải khi mở cửa, hội nhập với thế giới?
A. Đánh mất bản sắc dân tộc.
B. Nguy cơ tụt hậu.
C. Vi phạm chủ quyền quốc gia dân tộc.
D. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các nước mới.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................