Phiếu trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
BÀI 3: CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
(26 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)
Câu 1: Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập vào thời gian nào?
- 7/1922.
- 7/1921.
- 8/1922.
- 6/1922.
Câu 2: Cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- Năm 1926 đến 1927.
- Năm 1927 đến 1930.
- Năm 1927 đến 1935.
- Năm 1927 đến 1937.
Câu 3: Từ 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì hợp tác Quốc-Cộng nhằm mục đích gì?
- Hợp tác Quốc-Cộng chống các đế quốc.
- Hợp tác Quốc-Cộng chống Nhật.
- Hợp tác Quốc-Cộng chống phong kiến Mãn Thanh.
- Hợp tác Quốc-Cộng xây dựng nhà nước Trung Quốc thống nhất.
Câu 4: Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập vào thời gian nào?
- Tháng 7 năm 1920.
- Tháng 7 năm 1921.
- Tháng 7 năm 1922.
- Tháng 7 năm 1923.
Câu 5: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- Cuộc bạo động lúa gạo.
- Khủng hoảng tài chính 1927.
- Đảng cộng sản Nhật thành lập.
- Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923.
Câu 6: Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc được mở đầu bằng cuộc biểu tình của tầng lớp nào?
- Biểu tình của 3000 học sinh ở Bắc Kinh.
- Biểu tình của 3000 công nhân Bắc Kinh.
- Biểu tình của 3000 nông dân Bắc Kinh.
- Biểu tình của 3000 công nhân, nông dân, trí thức ở Bắc Kinh.
Câu 7: Kết quả của những cuộc khởi nghĩa Gia – va, Xô – viết Nghệ - Tĩnh là gì?
- Giành thắng lợi và giải phóng dân tộc.
- Lan rộng khắp Đông Nam Á và làm động lực cho các cuộc khởi nghĩa toàn dân.
- Lật đổ chính quyền phản quốc và đế quốc xâm lược.
- Bị chính quyền thực dân đàn áp đẫm máu.
Câu 8: Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ giai đoạn sau là?
- Học sinh.
- Nông dân.
- Công nhân.
- Trí thức.
Câu 9: Trong những năm 1926-1927, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm:
- Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
- Đánh đổ nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch.
- Đánh đổ ách thống trị của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- Đánh đổ sự xâu xé của các nước phương Tây.
Câu 10: Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Ta-na-ca là?
- Trung Quốc.
- Châu Á.
- Đông Á.
- Đông Nam Á.
Câu 11: Phong trào đấu tranh nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc phong kiến ở châu Á?
- Xô viết Nghệ Tĩnh.
- Phong trào Ngũ tứ.
- Cách mạng Mông cổ.
- Khởi nghĩa Gia-va.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?
- Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
- Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường.
- Kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trước chiến tranh
- Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Câu 2: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô như thế nào?
- Phong trào nổ ra rầm rộ ở Đông Bắc Á.
- Phong trào diễn ra quyết liệt ở Đông Nam Á và Tây Á.
- Phong trào có quy mô rộng khắp toàn châu Á.
- Phong trào có quy mô mở rộng nổ ra ở Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á.
Câu 3: Trước khi chịu khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?
- Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp.
- Khủng hoảng tài chính.
- Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.
- Khủng hoảng về ngoại thương.
Câu 4: Thế kỉ XX phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào?
- Xu hướng vô sản.
- Xu hướng tư sản.
- Xu hướng thỏa hiệp.
- Phát triển song song tư sản và vô sản.
Câu 5: Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?
- Bất hợp tác với thực dân Anh.
- Bạo động chống thực dân Anh.
- Bất bạo động.
- Thương lượng với thực dân Anh.
Câu 6: Trong những năm 1919 - 1929 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở nước nào thành công?
- Trung Quốc.
- Việt Nam.
- Thổ Nhĩ Kì.
- In-đô-nê-xi-a.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Điểm nổi bật nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú.
- Lan rộng khắp các quốc gia.
- Phong trào chủ tư sản phát triển.
- Giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng.
Câu 2: Trong phong trào Ngũ tứ quần chúng giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì?
- “Trả quyền độc lập cho người Trung Quốc”.
- “Các nước đế quốc rút khỏi Trung Quốc”.
- “Trung Quốc của người Trung Quốc”.
- “Phế bỏ các điều ước đã kí với nhà Thanh”.
Câu 3: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?
- Nhật chưa có thuộc địa.
- Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
- Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
- Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
Câu 4: Điểm mới trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á từ những năm 20 của thế kỉ XX là gì?
- Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Chủ nghĩa Mác Lênin được truyền bá rộng rãi.
- Sự kiện minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.
- Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.
Câu 5: Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
- Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt.
- Vì Nhật có nền kinh tế phát triển.
- Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.
- Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945