Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Lịch sử 9 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


 

CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT

BÀI 22: CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT

VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

(31 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển như thế nào?

  • A. Nhanh và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.
  • B. Chậm, tuy nhiên công nghệ vật liệu đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
  • C. Vượt bậc trên lĩnh vực công nghệ kĩ thuật số và thông tin liên lạc.
  • D. Đạt được các thành tựu quan trọng, đặc biệt là công nghệ năng lượng.

Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay dựa trên sự ra đời, phát triển của:

A. Công nghệ sinh học.B. Giao thông vận tải.
C. Điện tử và công nghệ thông tin.D. Khoa học cơ bản.

Câu 3: Thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trên lĩnh vực khoa học cơ bản là gì?

  • A. Đạt được bước tiến dài về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh.
  • B. Đạt được nhiều thành tựu lớn trong các ngành Toán học, Vật lí, Sinh học, Hóa học,…
  • C. Đạt được các thành tựu quan trọng về dữ liệu lớn, điện toán đám mây.
  • D. Khám phá và đưa vào ứng dụng các nguồn năng lượng mới, đa dạng.

Câu 4: Lĩnh vực thông tin liên lạc đạt được thành tựu gì trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật?

  • A. Sự xuất hiện của sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.
  • B. Xuất hiện các loại máy siêu âm khổng lồ, các loại tàu hỏa tốc độ cao.
  • C. Khám phá và đưa vào ứng dụng các nguồn năng lượng mới, đa dạng.
  • D. Tạo ra được những vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội.

Câu 5: Sự phát triển của công nghệ in 3D được ứng dụng vào sản xuất là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trên lĩnh vực nào?

A. Công nghệ thông tin.B. Công nghệ vật liệu.
C. Công nghệ kĩ thuật số.D. Khoa học cơ bản.

Câu 6: Cách mạng khoa học – kĩ thuật có ảnh hưởng như thế thế nào đối Việt Nam?

  • A. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.
  • B. Nguy cơ về an ninh, chính trị, an toàn xã hội do thông tin bảo mật bị đánh cắp.
  • C. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
  • D. Có ảnh hưởng sâu rộng, mang lại thời cơ và thách thức đối với Việt Nam.

Câu 7: Thời cơ mang lại cho Việt Nam từ ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là gì?

  • A. Làm thay đổi phương thức quản lí nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh.
  • B. Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ kĩ thuật số.
  • C. Kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, có tiềm năng dẫn đầu khu vực châu Á.
  • D. Người dân cả nước được tiếp cận với công nghệ thông tin theo hướng hiện đại.

Câu 8: Thách thức mang lại cho Việt Nam từ ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là gì?

  • A. Khoảng cách giàu – nghèo ngày càng gia tăng.
  • B. Bị đánh cắp, thông tin xấu, sai sự thật được phát tán rộng rãi trên không gian mạng.
  • C. Gia tăng chi phí, rác thải khi sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.
  • D. Làm thay đổi phương thức quản lí nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh.

Câu 9: Sự phát triển như vũ bão của cuộc các mạng khoa học – kĩ thuật đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa từ:

A. Những năm 60 của thế kỉ XX.B. Những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Những năm 90 của thế kỉ XX.D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 10: Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa trên lĩnh vực chính trị là gì?

  • A. Sự phát triển, ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức khu vực và quốc tế.
  • B. Sự chia sẻ, tăng cường giao lưu, trao đổi, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hóa.
  • C. Sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực.
  • D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế gắn liền với các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ.

 

2. THÔNG HIỂU (13 CÂU)

Câu 1: Thúc đẩy cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, các tiến bộ y dược và công nghệ thực phẩm là kết quả của thành tựu nào?

  • A. Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh.
  • B. Năng lượng gió, mặt trời, sinh học, nhiệt học.
  • C. Điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo.
  • D. Những vật liệu mới chuyên dụng.

Câu 2: Đâu không phải là một trong những vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội được tạo ra từ công nghệ vật liệu?

A. Com-pô-sít siêu bền.B. Na-nô siêu nhỏ.
C. Nhựa PVC.D. Pô-li-me siêu dẻo.

Câu 3: Bước tiến đặc biệt “thần kì” trong lĩnh vực thông tin liên lạc là:

A. Sự xuất hiện của sóng vô tuyến điện.B. Hệ thống vệ tinh nhân tạo.
C. Điện thoại di động.D. Điện thoại thông minh.

Câu 4: Đoạn tự liệu dưới đây nói về nội dung gì?

“Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả hội và thách thức. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả quản lí xã hội. Chủ động phòng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngày 27/9/2019).

  • A. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với Việt Nam.
  • B. Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam.
  • C. Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam.
  • D. Chủ động phòng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với Việt Nam.

Câu 5: Đâu không phải là một trong những ảnh hưởng tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với Việt Nam?

  • A. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập với khu vực và thế giới.
  • B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  • C. Làm thay đổi phương thức quản lí nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.
  • D. Việt Nam trở thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản của các nước có nền công nghiệp hiện đại.

Câu 6: Đâu không phải là mộ trong những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với Việt Nam?

  • A. Việt Nam rất dễ bị biến thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản của các nước có nền công nghiệp hiện đại.
  • B. Nguy cơ về an ninh, chính trị, an toàn xã hội do thông tin bảo mật bị đánh cắp.
  • C. Làm thay đổi phương thức quản lí nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.
  • D. Thông tin xấu, sai sự thật được phát tán rộng rãi trên không gian mạng.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là một trong những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa?

  • A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại gắn với các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ.
  • B. Sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức khu vực và quốc tế.
  • C. Sự chia sẻ, tăng cường giao lưu, trao đổi, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hóa.
  • D. Sự mở rộng hệ thống công nghệ thông tin toàn cầu.

Câu 8: Đâu không phải là một trong những cơ hội của xu thế toàn cầu hóa đối với thế giới?

  • A. Thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường kinh tế toàn cầu, xã hội hóa lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.
  • B. Tạo nên sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các lực lượng, các quốc gia, khu vực trong giải quyết các vấn đề toàn cầu vì mục tiêu phát triển chung của nhân loại.
  • C. Sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực.
  • D. Làm gia tăng giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc và định hướng xu hướng văn hóa toàn cầu.

Câu 9: Đâu không phải là một trong những thách thức của xu thế toàn cầu hóa đối với thế giới?

  • A. Các nước Đông Nam Á và châu Phi dễ bị biến thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản của các nước có nền công nghiệp hiện đại.
  • B. Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
  • C. Làm xói mòn, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  • D. Làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là tác động tích cực về kinh tế của xu thế toàn cầu hóa đối với thế giới?

  • A. Tạo ra cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến của thế giới.
  • B. Mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động.
  • C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống của người dân.
  • D. Mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực, góp phần nâng cao uy tín, địa vị quốc gia.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là tác động tiêu cực về văn hóa của xu thế toàn cầu hóa đối với thế giới?

  • A. Làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
  • B. Dẫn đến nguy cơ văn hóa bị hòa tan, làm xói mòn bản sắc văn hóa truyền thống.
  • C. Kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các địa phương.
  • D. Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các tỉnh, thành trên cả nước.

Câu 12: Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?

“Để sản xuất một chiếc máy bay Bô-ing 747 của Mỹ, các nhà sản xuất cần tới 4,5 triệu linh kiện, được sản xuất tại 1 500 xí nghiệp lớn và 15 000 xí nghiệp nhỏ đặt tại 16 nước trên thế giới”.

  • A. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trên lĩnh vực giao thông vận tải.
  • B. Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.
  • C. Xu thế toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội và thách thức đối với Mỹ.
  • D. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, công nghệ hiện đại của nước Mỹ.

Câu 13: Tại sao toàn cầu hóa là cơ hội đối với Việt Nam?

  • A. Vì toàn cầu hóa tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.
  • B. Vì toàn cầu hóa mở ra cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực.
  • C. Vì toàn cầu hóa cho phép mở rộng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
  • D. Vì toàn cầu hóa tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nươc sngoaif.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Toàn cầu hóa là gì?

  • A. Sự hội nhập mạnh mẽ của các nền kinh tế và xã hội trên toàn thế giới, là quá trình phức tạp ảnh hưởng đén nhiều khía cạnh trong cuộc sống con người.
  • B. Quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
  • C. Sự tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các quốc gia, vùng lãnh thổ cùng quan tâm.
  • D. Sự hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó.

Câu 2: Điền vào dấu ba chấm “…”  trong đoạn thông tin dưới đây:

“Tháng 7/1996, các nhà khoa học Xcot-len đã gây chấn động thế giới khi tạo ra một động vật có vú bằng phương pháp sinh sản vô tính, đó là cừu Đô-li. Chú cừu này được sao chép nguyên mẫu gốc từ gen của cừu 6 tuổi. Đây là một thành tựu tiêu biểu của………………”.

  • A. Cách mạng khoa học – kĩ thuật thời cận đại
  • B. Cách mạng nông nghiệp 4.0.
  • C. Cách mạng khoa học – kĩ thuật thời hiện đại.
  • D. Cách mạng xanh.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng về Cách mạng 4.0?

  • A. Là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên ở Đức vào đầu thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI, sau đó lan ra nhiều nước trên thế giới.
  • B. Gắn với các thành tựu nổi bật là kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud).
  • C. Trong tương lai, Cách mạng 4.0 dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
  • D. Áp dụng phổ biến máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây phản ánh điều gì?

 

Rô bốt thu hoạch dâu tây

 

Minh họa chuỗi cung ứng toàn cầu

  • A. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng xu hướng toàn cầu hóa của thế giới hiện nay.
  • B. Xu thế toàn cầu hóa đối với thế giới.
  • C. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
  • D. Sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, quốc tế.

Câu 5: Công cụ sản xuất mới từ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là:

  • A. Máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, xe máy và ô tô điện.
  • B. Máy vi tính; máy tự động và hệ thống máy tự động.
  • C. Chất dẻo pô-li-me; các vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn,…
  • D. Quạt gió tạo năng lượng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Ai là người được mệnh danh là “cha đẻ” của Cách mạng xanh trong nông nghiệp với các nghiên cứu về giống cây lương thực và thuốc bảo vệ thực vật?

A. N. Bô-lác.B. Mác-tuên.C. Ga-ga-rin.D. N. Am-xtroong.

Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm của Cách mạng xanh trong nông nghiệp là gì?

  • A. Bảo vệ đa dạng sinh học bằng cách duy trì môi trường sống cho các loài và giảm sự tàn phá môi trường tự nhiên.
  • B. Gắn liền với việc phá vỡ chế độ quân chủ và bao gồm nhiều sự thay đổi quan trọng trong chính trị, kinh tế và xã hội.
  • C. Tăng cường hiệu suất nông nghiệp để giảm thiểu lãng phí tài nguyên như nước và năng lượng.
  • D. Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, thay thế chúng bằng các biện pháp kiểm soát sâu bệnh và cải thiện chất lượng đất.

Câu 3: Đâu không phải là một trong những trụ cột của thành phố thông minh dựa vào việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông?

A. Cư dân thông minh.B. Chính quyền thông minh.
C. Cuộc sống thông minh.D. Ngân hàng thông minh.

 

  

 

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 9 KNTT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay