Phiếu trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 - 1954

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 - 1954. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

BÀI 15: VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1951 - 1954

(30 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Mục tiêu trước mắt của việc phát triển ngụy quân trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tát – xi – nhi (1950) là:

  1. xây dựng quân đội quốc gia mạnh.
  2. giúp cho ngụy quyền lớn mạnh.
  3. tăng cường lực lượng cho quân Pháp.
  4. đánh phá vùng nông thôn của ta.

Câu 2: Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương được kí kết bởi những nước nào?

  1. Anh và Nhật.
  2. Mĩ và Nhật.
  3. Mĩ và Pháp.
  4. Anh và Pháp.

Câu 3: Năm 1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương nhằm viện trợ cho Pháp về:

  1. quân sự.
  2. kinh tế - tài chính.
  3. kinh tế - tài chính, y tế.
  4. quân sự, kinh tế - tài chính.

Câu 4: Mặt trận Liên Việt được thành lập trên cơ sở hợp nhất tổ chức nào?

  1. Hội Thanh niên Việt Nam và Mặt trận Liên Việt.
  2. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
  3. Hội Quốc tế cộng sản và Mặt trận Việt Minh.
  4. Mặt trận Đông Dương và Mặt trận Cộng sản.

Câu 5: Tháng 2 – 1951 đã diễn ra sự kiện nào dưới đây?

  1. Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần I.
  2. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
  3. Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân Việt-Minh-Lào.
  4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 6: Thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch nào sau đây ở Đông Dương vào cuối năm 1953 – 1954?

  1. Kế hoạch Na – va.
  2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tát – xi – nhi.
  3. Kế hoạch Rơ – ve.
  4. Kế hoạch Bôlae.

Câu 7: Đại hội nào dưới đây của Đảng được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”?

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3-1935).
  2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951).
  3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960).
  4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976).

Câu 8: Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của Pháp được xây dựng dựa trên cơ sở:

  1. viện trợ của Mĩ.
  2. tiềm lực kinh tế Pháp.
  3. nguỵ quân ngày càng lớn mạnh.
  4. kinh nghiệm chỉ huy của Tátxinhi.

Câu 9: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) diễn ra ở đâu?

  1. Pác Bó (Cao Bằng).
  2. Hóc Môn (Gia Định).
  3. Hương Cảng (Trung Quốc).
  4. Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

Câu 10: Tháng 3/1951, Hội nghị đại biểu nhân dân ba nước Đông Dương đã thành lập

  1. Liên minh Việt – Miên – Lào.
  2. Mặt trận thống nhất nhân dân Việt – Miên – Lào.
  3. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
  4. Mặt trận Việt – Miên – Lào.

Câu 11: Kế hoạch Nava (1953) được đề ra với hi vọng sẽ giành thắng lợi quyết định trong bao lâu?

  1. 12 tháng. B. 16 tháng.
  2. 18 tháng. D. 20 tháng.

Câu 12: Phương hướng chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là:

  1. đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ.
  2. đánh vào các căn cứ của Pháp vùng rừng núi, nơi quân ta có thể phát huy ưu thế tác chiến.
  3. đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam.
  4. đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

Câu 13: Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu – đông 1953, Nava tập 44 tiểu đoàn cơ động ở:

  1. đồng bằng Bắc Bộ.
  2. Tây Bắc.
  3. Thượng Lào.
  4. Bắc Trung Bộ.

Câu 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ được coi là một chiến dịch lịch sử của quân đội Việt Nam được chia làm bao nhiêu đợt?

  1. 2 đợt.
  2. 3 đợt.
  3. 4 đợt.
  4. 5 đợt.

Câu 15: Chiến thắng quân sự nào của Việt Nam quyết định đến thắng lợi tại hội nghị Giơnevơ 1954?

A.Việt Bắc thu - đông 1947.

  1. Biên giới thu - đông 1950.
  2. Điện Biên Phủ 1954.
  3. Đông xuân 1953-1954.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất năm 1952 đã chọn được bao nhiêu anh hùng ?

  1. 5 anh hùng.
  2. 6 anh hùng.
  3. 7 anh hùng.
  4. 8 anh hùng.

Câu 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?

  1. 55 ngày đêm.
  2. 56 ngày đêm.
  3. 60 ngày đêm.
  4. 66 ngày đêm.

Câu 3: Các tướng lĩnh Pháp – Mĩ đã coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là:

  1. “một tập đoàn quân chủ lực”.
  2. “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
  3. “một pháo đài bất khả chiến bại”.

D.“một sở chỉ huy vùng tây bắc”.

Câu 4: Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Pháp biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương?

  1. Kế hoạch Nava trong quá trình thực hiện đã có sự điều chỉnh.
  2. Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn.
  3. Pháp rất ý thức về vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên.
  4. Kế hoạch Nava của Pháp đã bị thất bại hoàn toàn.

Câu 5: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã:

  1. đánh dấu mốc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  2. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
  3. buộc Pháp phải ngồi vào đàm phán tại Giơnevơ.
  4. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

Câu 6: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử  Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?

  1. Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
  2. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
  3. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
  4. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954) vì nguyên nhân gì?

  1. Muốn giúp Pháp hoàn thành xâm lược Đông Dương.
  2. Cả Pháp và Mĩ cùng trong phe tư bản chủ nghĩa.
  3. Muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
  4. Muốn thúc đẩy tự do dân chủ ở khu vực Đông Dương.

Câu 2: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là:

  1. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
  3. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
  4. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không nằm trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

  1. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
  2. Hai bên thực hiện ngừng bắn để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hoà bình.
  3. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do không có sự kiểm soát quốc tế.
  4. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.

Câu 4: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là:

  1. không vi phạm chủ quyền dân tộc.
  2. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
  3. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
  4. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

Câu 5: Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

  1. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
  2. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến.
  3. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
  4. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 – 1954

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay