Phiếu trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

BÀI 11: NƯỚC MỸ VÀ TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

(25 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Mỹ nắm giữ bao nhiêu trữ lượng vàng thế giới?

  1. 1/4
  2. 2/4
  3. 3/4
  4. 4/4

Câu 2: Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành:

  1. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
  2. nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  3. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
  4. trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới.

Câu 3: Mĩ đã làm gì để thực hiện Chiến lược toàn cầu trong những năm 1945 - 1973?

  1. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.
  2. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.
  3. Hợp tác kinh tế với các nước tư bản đồng minh.
  4. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Mĩ trong thập niên 70 của thế kỉ XX là:

  1. kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.
  2. lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
  3. thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản.
  4. thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật.

Câu 5: Đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh chủ yếu nhờ:

  1. sự liên minh cộng đồng châu Âu.
  2. sự nỗ lực của Tây Âu.
  3. sự viện trợ của Mĩ.
  4. sự liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 6: Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Tây Âu đã:

  1. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
  2. khôi phục kinh tế và ổn định chính trị, xã hội.
  3. sử dụng tốt nguồn viện trợ tài chính của Mĩ.
  4. rơi vào khủng hoảng kinh tế - chính trị.

Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu đã tham gia vào tổ chức quân sự nào do Mĩ đứng đầu?

  1. VÁCSAVA. B. NATO. C.ASEAN.             D. EU.

Câu 8: Mục đích chính của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

  1. để phục hồi và phát triển kinh tế.
  2. muốn trở thành đồng minh của Mĩ.
  3. để xâm lược các quốc gia khác.
  4. cạnh tranh với Liên Xô.

Câu 9: Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ?

  1. Anh B. Pháp.
  2. Italia. D. Cộng hoà Liên bang Đức.

Câu 10: Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là gì?

  1. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
  2. Giải mã được bản đồ gen người.
  3. Tạo ra cừu Đôli.
  4. Đưa người lên mặt trăng.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
  2. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.
  3. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
  4. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.
  2. Hợp tác toàn diện với các nước đồng minh.
  3. Các tập đoàn tư bản có sức cạnh tranh cao.
  4. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Câu 3: Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là:

  1. tiếp tục suy giảm so với thập niên 70.
  2. đã được phục hồi và phát triển với tốc độ cao hơn bao giờ hết.
  3. dù vẫn có những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu.
  4. đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều.

Câu 4: Nước nào dưới đây không thuộc nhóm các nước sáng lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”?

  1. Anh. B. Cộng hòa Liên bang Đức.
  2. Bỉ. D. Hà Lan.

Câu 5: Kế hoạch Mác-san mà Mĩ đề ra năm 1947 còn được gọi là gì?

  1. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
  2. Kế hoạch khôi phục Đông Âu.
  3. Kế hoạch phục hưng nước Mĩ.
  4. Kế hoạch khôi phục nước Mĩ.

Câu 6: Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  1. Sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
  2. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.
  3. Sự ủng hộ của các nước đồng minh.
  4. Phong trào cách mạng thế giới lắng xuống.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu?

  1. Mĩ muốn giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
  2. Mĩ muốn tăng cường sức mạnh cho phe tư bản chủ nghĩa.
  3. Mĩ muốn mở rộng thị trường sang Tây Âu.
  4. Mĩ lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và Đông Âu.

Câu 2: Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản Tây Âu về kinh tế và chính trị - xã hội trong những năm 1973 - 1991 là gì?

  1. Nạn phân biệt chủng tộc.
  2. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
  3. Mặt bằng dân trí thấp.
  4. Sự phân hoá giàu nghèo lớn.

Câu 3: Vì sao năm 1972 Mĩ lại có sự điều chỉnh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

  1. Để phù hợp với xu thế hòa hoãn của thế giới.
  2. Để làm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc.
  3. Mĩ muốn mở rộng đồng minh để chống lại các nước thuộc địa.
  4. Để tập trung phát triển kinh tế.

Câu 4: Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  1. Sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.
  2. Cùng nhiều nước Đồng minh thành lập liên minh quân sự.
  3. Chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật.
  4. Không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.

Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), các nước Tây Âu có hành động gì đối với các thuộc địa thuộc địa cũ?

  1. Đa số ủng hộ vấn đề độc lập ở các thuộc địa.
  2. Tìm cách biến các nước thuộc thế giới thứ ba thành thuộc địa kiểu mới.
  3. Tìm cách tái thiết lập chủ quyền ở các thuộc địa cũ.
  4. Ủng hộ việc thiết lập quyền tự trị ở các thuộc địa.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay