Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 9 kết nối tri thức. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 9: CHIẾN TRANH LẠNH (1947 – 1989)

(13 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (2 CÂU)

Câu 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh. 

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Liên Xô, Mỹ, các nước tư bản Tây Âu chuyển từ quan hệ đồng minh sang quan hệ đối đầu.

+ Mỹ và các nước tư bản:

  • Lo ngại về sự tồn tại, ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô.
  • Muốn mở rộng ảnh hưởng và làm bá chủ thế giới .

+ Liên Xô: giúp đỡ Đảng Cộng sản các nước Đông Âu thành lập nhà nước dân chủ nhân dân, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. 

- Tháng 3/1947: Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man:

+ Công khai thực hiện Chiến lược toàn cầu, từ bỏ hợp tác với Liên Xô. 

+ Bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. 

 

Câu 2: Nêu hậu quả của Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

Hậu quả của Chiến tranh lạnh:

Đẩy thế giới vào tình trạng luôn căng thẳng, đối đầu giữa hai phe đối lập.

- Làm bùng nổ các cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ ở khắp các khu vực trên phạm vi toàn cầu.

- Làm xuất hiện nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. 

2. THÔNG HIỂU (1 CÂU)

Câu 1: Trình bày một số biểu hiện của Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

Một số biểu hiện của Chiến tranh lạnh:

Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ - đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và Liên Xô – đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa luôn ở trong tình trạng đối đầu trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - quân sự, mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới. 

 

Mỹ và các nước

 tư bản chủ nghĩa

Liên Xô và các nước  

xã hội chủ nghĩa

Về kinh tếThực hiện kế hoạch Mác-san (1947), Mỹ đầu tư khoảng 13 tỉ USD cho 16 nước Tây Âu phục hồi kinh tế. Thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế - SEV (1949), thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. 
Về chính trị, quân sựThành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO (1949).Thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955). 

- Chế tạo thành công bom nguyên tử   (1945).

- Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1958).

- Chế tạo thành công bom nguyên tử   (1949).

- Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957).

Về mở rộng ảnh hưởng của các khu vựcỦng hộ thành lập Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức ở Tây Đức (tháng 9/1949). Ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức ở Đông Đức (tháng 10/1949). 

- Ủng hộ thành lập Nhà nước Đại Hàn Dân quốc ở phía nam (Hàn Quốc, tháng 8/1948).

- Viện trợ, trực tiếp tham gia trong cuộc chiến tranh với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên (1950 – 1953). 

- Ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía bắc (tháng 9/1948).

- Viện trợ và trực tiếp tham gia trong cuộc chiến tranh với Hàn Quốc (1950 – 1953). 

Chống Chính phủ Cu-ba do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu, thực hiện lệnh phong tỏa hải quân đối với Cu-ba (tháng 10/1962). Hỗ trợ kinh tế, đưa quân đội thường trực và một số tên lửa hạt nhân vào Cu-ba (tháng 10/1962). 

- Giúp thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược (1950 – 1954).

- Thiết lập, hỗ trợ chính quyền ở miền Nam, tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam, chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1975). 

- Ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1950 – 1954).

- Ủng hộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước (1954 – 1975). 

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Chiến tranh lạnh là gì? Tại sao lại sử dụng thuật ngữ “lạnh”?

Trả lời:

- Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng về tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế,…. giữa siêu cường do Mỹ - Liên Xô đứng đầu trong những năm 1947 – 1989. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là sự đối lập sâu sắc về hệ tư tưởng và quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Thuật ngữ “lạnh” được sử dụng vì không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng giữa hai siêu cường, nhưng họ đã ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị.

 

Câu 2: Giới thiệu một vài hiểu biết về Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man.

Trả lời:

Một số thông tin về Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man:

- Tơ-ru-man trở thành Tổng thống thứ 33 của Mỹ, nhiệm kì 1945 – 1953, sau khi Tổng thống Ru-dơ-ven qua đời.

- Không lâu sau khi đảm nhận vị trí Tổng thống, ông là người đầu tiên và duy nhất đến nay cho phép sử dụng bom hạt nhân trong chiến tranh.

- Tơ-ru-man còn được biết đến như là người khởi đầu cho Chiến tranh lạnh, ban hành Kế hoạch Mác-san, thành lập khối NATO, ủng hộ Pháp tái chiếm Việt Nam. 

 

Câu 3: Nêu đặc điểm của Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

Đặc điểm của Chiến tranh lạnh

- Chi phối quan hệ quốc tế toàn cầu, lôi kéo phần lớn các nước trên thế giới tham gia. 

- Là cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu. 

- Cuộc đối đầu diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực.

- Quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, các cuộc chiến tranh cục bộ và chạy đua vũ trang diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Câu 4: Nêu hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với Việt Nam. 

Trả lời:

Hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với Việt Nam. 

- Tác động trực tiếp đến công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX. 

- Thúc đẩy việc quốc tế hoá các cuộc xung đột ở Đông Dương và Việt Nam, làm cho quy mô chiến tranh mở rộng, thời gian kéo dài và tính chất phức tạp. 

- Nhân dân hai miền Nam, Bắc đã phải hi sinh nhiều sức người, sức của để chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

- Sau năm 1975, Chiến tranh lạnh gây ra nhiều khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hậu quả từ chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ.

 

Câu 5: Nêu tên một số cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng trong Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

Một số cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng trong Chiến tranh lạnh:

-Chiến tranh chống xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).

-Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).

-Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975).

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và cho biết: Đâu là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong thời kì Chiến tranh lạnh? Vì sao?

Trả lời:

- Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong thời kì Chiến tranh lạnh: cuộc khủng hoảng tên lửa cở Cu-ba năm 1962.

- Giải thích: 

+ Đẩy nhân loại tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô. 

+ Ý thức được rằng, trong một cuộc chiến tranh hạt nhân không có kẻ thắng, người bại, giới lãnh đạo hai nước đã đi đến thỏa thuận: Mỹ rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô rút tên lửa khỏi Cu-ba. 

 

Câu 2: Trình bày một số hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới hiện nay. 

Trả lời:

Một số hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới hiện nay:

- Chia rẽ xã hội: tạo ra một sự chia tách giữa các quốc gia và các cộng đồng trên toàn thế giới. Mối quan hệ giữa các quốc gia vẫn còn căng thẳng và tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

- Đua tranh vũ trang: thúc đẩy cuộc đua vũ trang giữa các quốc gia, dẫn đến tăng cường sự căng thẳng và lo ngại về an ninh toàn cầu.

- Sự kiện trở lại: những cuộc chiến đấu giữa các phe phái trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã gây ra nhiều hậu quả lớn đối với dân số và hệ sinh thái trên khắp thế giới.

- Sự phân biệt: tạo ra sự phân biệt và đe dọa an ninh toàn cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nước có tư duy tự do và bất đồng nguyên tắc.

- Các vấn đề toàn cầu: biến đổi khí hậu, dịch bệnh và di cư có thể được gia tăng bởi tình hình căng thẳng và khủng hoảng sau Chiến tranh lạnh.

Tóm lại, Chiến tranh lạnh đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực đối với thế giới hiện nay, đặt ra thách thức lớn đối với việc duy trì hòa bình và ổn định toàn cầu.

 

Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về biểu tượng của Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

- Bức tường Béc-lin, ngăn cách phần Đông và Tây thành phố, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Chiến tranh lạnh. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.

- Vào tháng 5/1989, Tổng thống Nga Gooc-ba-chốp đã hủy bỏ học thuyết Brezhnev, Hung-ga-ry mở cửa biên giới với Áo. Người dân Đông Đức có thể sang phía Tây thông qua Hung-ga-ry. Ngày càng nhiều cuộc biểu tình diễn ra trên đường phố, gây áp lực cho chính phủ Đông Đức.

- Sau hơn 28 năm trường tồn, bức tường Béc-lin sụp đổ trong đêm thứ năm ngày 9/11/1989. Hơn hai triệu người dân Đông Đức đã tràn sang Tây Béc-lin vào cuối tuần để tham gia ăn mừng sự kiện lịch sử vĩ đại này. Người dân đã dùng búa và dùi để đục đẽo, phá hỏng bức tường.

- Bức tường Béc-lin là nhân chứng sống trong cuộc chia rẽ Đông và Tây Béc-lin trong quá khứ. Trải qua 28 năm, đến nay bức tường còn lại một phần nhỏ, địa điểm kỷ niệm bức tường được đặt tại Bernauer Straße – nơi từng có nhiều người chạy trốn từ Đông sang Tây Béc-lin.

 

Câu 4: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và trình bày về một cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng trong Chiến tranh lạnh mà.

Trả lời:

- Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra trên bán đảo Triều Tiên giữa Bắc Triều Tiên (với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa) và Hàn Quốc (với sự hỗ trợ đến từ Liên Hợp Quốc, trong đó quốc gia giữ vai trò nòng cốt là Hoa Kỳ). Chiến tranh bắt đầu từ ngày 25 tháng 6 năm 1950 và kết thúc bất phân thắng bại trong bế tắc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. 

- Chiến tranh Triều Tiên là một trong những cuộc chiến lớn, khốc liệt và quốc tế hóa nhất kể từ sau Thế chiến 2. Đây là kết quả của Chiến tranh lạnh, những mâu thuẫn – xung đột liên Triều cùng sự phân cực của thế giới sau Thế chiến.

 

Câu 5: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và cho biết: Nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh. 

Trả lời:

Nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh:

- Tổn thất của Mỹ và Liên Xô tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang làm suy yếu sức mạnh của hai nước.

- Sự cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi đặt ra yêu cầu cần kết thúc Chiến tranh lạnh với cả Liên Xô và Mỹ. 

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa và hòa hoãn trên thế giới đặt ra yêu cầu hợp tác của Mỹ và Liên Xô để cùng giải quyết.

 

Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức
Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức, bài tập lịch sử 9 KNTT, bộ câu hỏi tự luận lịch sử 9 kết nối tri thức

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay