Phiếu trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
BÀI 6: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ
SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN
(25 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)
Câu 1: Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là Chủ nhiệm của báo nào?
- Sự thật.
- Thư tín quốc tế.
- Người cùng khổ.
- Thanh niên.
Câu 2: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm các văn kiện nào?
- Chính cương vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.
- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.
- Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.
- Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 3: Tháng 6 – 1919, Nguyễn Tất Thành gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới đâu?
- Hội liên hiệp thuộc địa.
- Hội nghị Véc – xai.
- Hội đồng Quốc tế Nông dân.
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Câu 4: Nguyễn Ái Quốc tham gia Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức vào thời gian nào?
- Tháng 10 – 1923.
- Tháng 6 – 1923.
- Tháng 7 – 1925.
- Tháng 12 – 1925.
Câu 5: Sự kiện gì diễn ra vào tháng 6 – 1929?
- Thành lập Đông Dương cộng sản Đảng.
- Thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
- Thành lập An Nam cộng sản Đảng.
- Thành lập Quốc tế Cộng sản.
Câu 6: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?
- Hương Cảng (Trung Quốc).
- Tuyên Quang (Việt Nam).
- Hà Nội (Việt Nam).
- Quảng Châu (Trung Quốc).
Câu 7: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu thời gian nào?
- Ngày 8 – 2 – 1930.
- Ngày 14 – 2 – 1930.
- Ngày 6 – 2 – 1930.
- Ngày 6 – 1 – 1930.
Câu 8: Tháng 10 – 1923, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân khi đang ở đâu?
- Pháp.
- Liên Xô.
- Cu ba.
- Trung Quốc.
Câu 9: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa cùng với ai?
- Một số nhà cách mạng các nước thuộc địa Pháp.
- Một số nhà cách mạng các nước thuộc địa Trung Quốc.
- Một số nhà chính trị nổi tiếng của Liên Xô.
- Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam.
Câu 10: Từ năm 1919- 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?
- Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.
- Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
- Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
- Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 11: Nguyễn Ái Quốc gia nhập Xã hội Pháp vào thời gian nào?
- Tháng 6 – 1919.
- Đầu năm 1919.
- Tháng 7 – 1920.
- Tháng 12 – 1920.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
- Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.
- Luận cương chính trị.
Câu 2: Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại hội nghị thành lập Đảng (1/1930)?
- Chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
- Tham gia hội nghị với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản.
- Là đại biểu của một trong các tổ chức cộng sản của Việt Nam.
Câu 3: Lực lượng cách mạng chủ yếu được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm:
- Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
- Công nhân, nông dân, trung và tiểu địa chủ.
- Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
- Công nhân, nông dân, tư sản.
Câu 4: Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (tháng 1-1930), không có đại diện của tổ chức nào?
- Đông Dương cộng sản đảng.
- Quốc tế cộng sản.
- Đông Dương cộng sản liên đoàn
- An Nam cộng sản đảng.
Câu 5: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt:
- vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản.
- thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
- vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.
- hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
Câu 6: Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là:
- Nông dân.
- Tư sản dân tộc.
- Công nhân.
- Tiểu tư sản trí thức.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
- sự vận dụng nguyên vẹn chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
- sự vận dụng linh hoạt tư tưởng dân chủ tư sản vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
- sự vận dụng sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
- sự vận dụng sáng tạo tư tưởng dân chủ cộng hoà vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
Câu 2: Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là ý nghĩa của sự kiện lịch sử nào?
- Thành Lập Đông Dương Cộng sản đảng.
- Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- Thành lập An Nam Cộng sản đảng.
- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 3: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa:
- chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân.
- tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác- Lênin.
- chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào yêu nước, phong trào vô sản hóa.
Câu 4: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
- tự do và dân chủ.
- độc lập và tự do.
- ruộng đất cho dân cày.
- đoàn kết với cách mạng thế giới.
Câu 5: Ý nào phản ánh chưa đúng về đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu 1930?
- Soạn thảo Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.
- Tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin cho những người cộng sản Việt Nam.
- Là người tổ chức hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.