Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Bài 5 - Văn bản 1: Sống, hay không sống - đó là vấn đề
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5 - Văn bản 1: Sống, hay không sống - đó là vấn đề. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
VĂN BẢN 1: SỐNG, HAY KHÔNG SỐNG – ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM
PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” của tác giả nào?
- Victor Huy-gô
- Uy-li-am Sếch-xpia
- Mactin Luther King
- Puskin
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất về nhà văn Uy-li-am Sếch-Xpia:
- Uy-li-am Sếch-Xpia sinh 1564 mất 1616 là nhà soạn kịch nhà thơ nổi tiếng nhất của Anh thời Phục hưng
- Ông sinh ra và lớn lên tại thị trấn Xto-rét-phớt ở tây nam nước Anh trong một gia đình bán len dạ.
- Ông là diễn viên, nhà soạn kịch kiêm đoạn diễn rồi người đồng sở hữu đoàn kich
- Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây là tác phẩm kịch của Uy-li-am Sếch-Xpia:
- Rô-mê-ô và Giu-li-ét
- Vua Lia
- Mác-bét
- Tất cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Bi kịch Hăm-lét được sáng tác trong khoảng thời gian nào?
- Năm 1599-1601
- Năm 1576
- Năm 1589
- Năm 1596
Câu 5: Bi kịch của Uy-li-am Sếch-Xpia là:
- Chứa đựng những suy ngẫm mang tính nhân văn sâu sắc được thể hiện qua hình tượng nhân vật phóng khoáng, tự do, có tính cách mạnh mẽ.
- Qua lời thoại sắc sảo tinh tế, qua nghệ thuật triển khai đan xen các tuyến xung đột các tuyến hành động kịch mang tính chất dồn nén tập trung
- Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Bi kịch Hăm-lét có mấy hồi?
- 3 hồi
- 4 hồi
- 5 hồi
- 6 hồi
Câu 7: Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” nằm ở hồi mấy?
- Hồi 1
- Hồi 2
- Hồi 3
- Hồi 4
Câu 8: Bi kịch “Hăm-lét” dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử về:
- Câu chuyện về hoàng tử xứ Đan Mạch thời Trung cổ là Ăm-lét trả thù cho cha từng được ghi lại trong biên niên sử từ cuối thế kỉ XII của Xắc-cơ Gram-ma-ti-cut
- Câu chuyện không có thật mà do Uy-li-am Sếch-Xpia tự tưởng tượng ra
- Câu chuyện về một hoàng tử xứ Anh
- Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 9: Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?
- Rất vui vẻ chào đón Hăm-lét
- Quan tâm đến tình hình của Hăm-lét
- Ngụ ý thăm dò về tình trạng mất trí nhớ của Hăm-lét
- Tất cả đáp án trên đều đúng
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Hăm-lét đã thể hiện mối quan hệ giữa đức hạnh và nhan sắc ra sao?
- Nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể khép nhan sắc vào khuôn khổ nết na.
- Không có mối quan hệ gì với nhau
- Là hai thứ đối nghịch nhau
- Là hai thứ có quan hệ mật thiết với nhau
Câu 2: Hăm-lét đã ngỏ ý mời Vua và Hoàng hậu đến ngự lãm điều gì?
- Một buổi đấu võ
- Một buổi trình diễn kịch
- Một buổi diễn xướng âm nhạc
- Không đáp án nào đúng
Câu 3: Hăm-lét đã đối xử với các bạn cũ của mình ra sao khi bị xem là mất trí nhớ?
- Lịch thiệp nhưng gượng gạo
- Rất thô lỗ
- Rất thân thiện và gần gũi
- Không quan tâm và không nói chuyện
Câu 4: Tác phẩm nào dưới đây không phải là bi kịch của Uy-li-am Sếch-Xpia:
- Romeo và Juliet
- Hăm-lét
- Othello
- Đêm thứ mười hai
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Vì sao Hăm-lét quyết tâm nói lời tàn nhẫn với Ô-phê-li-a?
- Để nàng rời xa mình
- Để nàng hận mình rồi đi lấy chồng
- Để nàng thôi hi vọng vào mình
- Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Ô-phê-li-a đã trả lại cho Hăm-lét thứ gì?
- Một cây gươm
- Một chiếc nhẫn
- Một chiếc trâm cài tóc
- Kì vật tình yêu
Câu 3: Khi Ô-lê-phi-a và Hăm-lét đang nói chuyện thì nhà vua làm gì?
- Nấp đằng sau để nghe lén
- Nói xen ngang
- Đang đi về cùng Hoàng Hậu
- Đang ngự triều
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Sự khác biệt giữa lời Hăm-lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại là gì?
- Độc thội và đối thoại mâu thuẫn với nhau. Trong lòng dù còn yêu nhưng cố tình nói lời tàn nhẫn cốt để Ô-phê-li-a rời xa mình
- Dù không còn yêu nhưng vẫn cố tình nói lời yêu thương với Ô-phê-li-a
- Thể hiện tình yêu mãnh liệt với Ô-phê-li-a cùng những lời đường mật
- Tất cả các đáp án trên đều sai
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 5 Đọc 1: Sống, hay không sống - đó là vấn đề