Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ, tác giả thể hiện mong muốn gì về mẹ?
A. Dù mẹ có già đi, dù thời gian có trôi qua, tác giả vẫn muốn mẹ mãi bên cạnh
B. Mẹ luôn phải hy sinh vì con cái
C. Mẹ đừng bao giờ buồn phiền
D. Mẹ phải sống thật lâu để chăm sóc con cháu
Câu 2: Biện pháp tu từ đối thường có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh ý nghĩa, tạo sự cân đối hài hòa và làm tăng giá trị biểu cảm cho câu văn, câu thơ.
B. Giúp diễn đạt câu văn một cách ngắn gọn, súc tích hơn.
C. Làm cho câu văn trở nên khó hiểu hơn.
D. Chỉ dùng để trang trí câu văn mà không có tác dụng biểu cảm.
Câu 3: Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”?
A. “Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
B. “Thương thay cũng một kiếp người,
Hại nhân, nhân hại, sự đời éo le.”
C. “Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”
D. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Câu 4: Câu thơ nào thể hiện sự thương cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với số phận Tiểu Thanh?
A. "Sơn khê xuân tận lệ hoa tư"
B. "Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
C. "Chi phấn hữu thần liên tử hậu"
D. "Tây Hồ hoa uyển tận thành khư"
Câu 5: Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, sông Hương được so sánh với những hình ảnh nào sau đây?
A. Một người mẹ hiền
B. Một người con gái tài hoa, người tình dịu dàng và người mẹ phù sa của vùng đất cố đô
C. Một chiến binh oai hùng
D. Một bậc hiền triết
Câu 6: Phép lặp cú pháp là:
A. Lặp lại từ ngữ trong câu
B. Lặp lại hình thức ngữ âm
C. Lặp lại cấu trúc ngữ pháp của câu
D. Lặp lại chủ ngữ trong câu
Câu 7: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?
A. Nghệ thuật
B. Chính luận
C. Hành chính
D. Báo chí
Câu 8: Những biến cố lịch sự nào đã tác động đến cuộc đời và con người Nguyễn Du?
A. Giai đoạn cuối nhà Lê, sụp đổ của triều đình vua Lê- chúa Trịnh.
B. Thời kì bão táp của phong trào nông dân mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
C. Triều đình Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được Vua Gia Long thiết lập
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Của chung trong câu Duyên này thì giữ vật này của chung chỉ những ai ?
A. Thúy Kiều – Kim Trọng
B. Thúy Vân – Kim Trọng
C. Thúy Kiều – Thúy Vân
D. Vân – Trọng – Kiều
Câu 10: Hành động “trao duyên” trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?
A. Tấm lòng hiếu thảo
B. Sự sâu sắc
C. Lòng vị tha
D. Sự bao dung
Câu 11: Vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?
A. Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm.
B. Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài.
C. Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh.
D. Vì Tiểu Thanh phải sống kiếp làm vợ lẽ.
Câu 12: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?
A. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
B. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
C. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
D. Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Câu 13: Dấu hai chấm trong câu “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” có tác dụng gì?
A. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi. Từ đó cho thấy bóng chiều sa xuống đổ ụp xuống mặt đất
B. Thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai của nó.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 14: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?
A. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
B. Lòng quê rờn rợn vời con nước
C. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
D. Tất cả đáp án trên
Câu 15: Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không dùng hình ảnh nào để diễn tả sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế?
A. Chảy lặng tờ
B. Ngập ngưng như muốn đi, muốn ở
C. Mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng
D. Như sực nhớ lại một điều chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................