Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: Làm thế nào để xác định các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong tác phẩm văn học?
A. Cần hiểu rõ các quy tắc ngôn ngữ chuẩn mực của tiếng Việt.
B. So sánh và đối chiếu các cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
C. Cả hai đáp án trên đều không đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Trong đoạn Trao duyên, câu thơ nào thể hiện rõ nhất tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều khi trao duyên?
A. "Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non."
B. "Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!"
C. "Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa."
D. "Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung."
Câu 3: Câu văn nào dưới đây sử dụng biện pháp tu từ đối?
A. "Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan."
B. "Người sống, ta cũng sống.
Người thở, ta cũng thở."
C. "Tre già măng mọc."
D. "Ai về ai có nhớ ai, ta về ta nhớ những ngày ta đi."
Câu 4: Giá trị nghệ thuật nổi bật trong bài Cà Mau quê xứ là gì?
A. Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, hàm súc
B. Cấu trúc tác phẩm theo lối tự sự chặt chẽ
C. Giọng văn giàu cảm xúc, hình ảnh thiên nhiên sinh động
D. Tạo dựng nhân vật đa chiều, phức tạp
Câu 5: Nhân vật Tiểu Thanh trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là ai?
A. Một nữ sĩ nổi tiếng đời Đường
B. Một nhân vật hư cấu trong Truyện Kiều
C. Một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh ở Trung Quốc
D. Một cung nữ trong triều đình nhà Nguyễn
Câu 6: Câu nào dưới đây sử dụng phép đối?
A. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
B. Có bầu, có bạn, can chi tủi
Cùng giò, cùng mây, thế mới vui
C. Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
D. Cả A và C đều đúng
Câu 7: Câu nào không sử dụng phép đối trong các câu sau:
A. Gươm mài đá, đá núi phải mòn
Voi uống nước, nước sống phải cạn
B. Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
C. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ
D. Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Câu 8: Đối tượng mà Nguyễn Du hướng tới bao gồm có:
A. Những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc
B. Đó là những người nghèo khổ mà ông bắt gặp trên đường đi sứ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 9: Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được nhận xét:
A. Như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.
B. Là bài ca về sự thương và tự thương
C. Là nỗi niềm dằn vặt về nỗi đau mà bản thân từng trải qua
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Chọn từ cậy (không dùng từ nhờ) trong câu Cậy em em có chịu lời, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?
A. Cậy có hàm ý nhờ vả với tất cả sự tin tưởng, tôn trọng, biết ơn.
B. Cậy đồng nghĩa với nhờ nhưng có sắc thái nài ép.
C. Cậy có nghĩa là “tin cậy”, thể hiện một lòng tin tuyệt đối.
D. Cậy có tác dụng nhấn mạnh hơn nhờ.
Câu 11: Chọn từ thưa (không dùng từ nói) trong câu Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?
A. Thưa hàm ý nói năng với tất cả sự cung kính, tôn trọng, biết ơn.
B. Thưa đồng nghĩa với nói nhưng có sắc thái lễ độ, từ tốn hơn
C. Thưa có nghĩa là “thưa thốt”, thể hiện một thái độ khiêm tốn, nhún nhường, lễ phép.
D. Thưa có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện hơn nói.
Câu 12: Trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tâm sự bi thương của tác giả được diễn đạt qua:
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
Câu 13: Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau có vai trò gì?
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”
A. Diễn tả âm thanh cuộc sống huyên náo và nhộn nhịp
B. Diễn tả âm thanh nhỏ, chập chờn lúc rõ lúc không
C. Diễn tả âm thanh ở xa, lúc tỏ lúc không
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 14: Thể loại của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là:
A. Truyện ngắn
B. Truyền vừa
C. Bút kí
D. Tùy bút
Câu 15: Giá trị nội dung của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
A. Là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
B. Là một áng văn đẹp làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 16: ............................................
............................................
............................................