Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 6: Nhật kí trong tù
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Nhật kí trong tù. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
ĐỌC: NHẬT KÍ TRONG TÙ - HỒ CHÍ MINH (22 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.
Câu 2: Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ gì?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ quốc ngữ.
D. Chữ Pháp.
Câu 3: Tập thơ Nhật kí trong tù gồm bao nhiêu bài thơ và phần lớn được viết theo thể thơ nào?
A. Gồm 143 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.
B. Gồm 133 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.
C. Gồm 134 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ song thất lục bát.
D. Gồm 135 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 4: Trong những bài thơ sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài thơ nào không xuất hiện hình ảnh trăng?
A. Tin thắng trận.
B. Rằm tháng giêng.
C. Cảnh khuya.
D. Chiều tối.
Câu 5: Bài thơ Ngắm trăng thuộc thể thơ gì?
A. Lục bát.
B. Thất ngôn bát cú.
C. Song thất lục bát.
D. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 6: Bài thơ Lai Tân được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn bát cú đường luật.
B. Song thất lục bát.
C. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
D. Thất ngôn bát cú đường luật.
Câu 7: Ai là người dịch các bài thơ này ra tiếng Việt?
A. Nam Trân.
B. Tố Hữu.
C. Xuân Diệu.
D. Huy Cận.
Câu 8: Trong bài thơ Ngắm trăng, yếu tố nào không có trong hoàn cảnh của tác giả khi sáng tác?
A. Rượu.
B. Hoa.
C. Trăng.
D. Tự do.
Câu 9: Trong bài thơ Lai Tân, hình ảnh nào được nhắc đến đầu tiên?
A. Huyện trưởng chong đèn làm công sự.
B. Ban trưởng nhà giam đánh bạc.
C. Cảnh trưởng tham lam ăn tiền.
D. Trời đất Lai Tân thái bình.
Câu 10: Dòng nào nói không đúng về tập thơ Nhật kí trong tù?
A. Đây là một tập thơ có hình thức hồi kí.
B. Tập thơ là bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới thạch.
C. Tập thơ bộc lộ “tâm hồn vĩ đại của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng”, là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh.
D. Tập thơ thể hiện một tài năng lớn với sự phong phú, đa dạng của bút pháp, sự thống nhất thẩm mĩ của những yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong phong cách tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển và hiện đại, hiện thực và lãng mạn, ….
II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)
Câu 1: Sắc thái châm biếm, mỉa mai của bài thơ Lai Tân thể hiện ở câu thơ nào?
A. Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc.
B. Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
C. Chong đèn, huyện trưởng làm công việc.
D. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Câu 2: Từ “chong đèn” trong câu “Chong đèn, huyện trưởng làm công việc” có nghĩa gì?
A. Đốt bàn đền để hút thuốc phiện.
B. Đốt đèn để đọc sách vào đêm khuya.
C. Cầm ngọn đèn đứng gác.
D. Chong đèn để tránh bóng đêm
Câu 3: Ban trưởng ở nhà lao Lai Tân có tật xấu nào?
A. Háo sắc.
B. Hút thuốc phiện.
C. Đánh bạc.
D. Ăn hối lộ
Câu 4: Bộ máy quan lại ở Lai Tân được thể hiện như thế nào qua ba câu đầu của bài thơ?
A. Làm tròn trách nhiệm và phận sự của mình.
B. Không làm tròn chức năng của người đại diện pháp luật.
C. Chỉ quan tâm đến việc bóc lột người dân.
D. Làm việc một cách hình thức.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)