Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật (Tiếp theo)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật (Tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 3: NHẬT KÍ, PHÓNG SỰ, HỒI KÍ
THỰC HÀNH TIẾNG: NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG VÀ NGÔN NGỮ THÂN MẬT
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Ngôn ngữ trang trọng là gì?
A. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại.
B. Là ngôn ngữ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
C. Là ngôn ngữ dùng để viết.
D. Là ngôn ngữ đặc biệt thể hiện bằng kí hiệu, hình vẽ, màu sắc.
Câu 2: Thế nào là ngôn ngữ thân mật?
A. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống phát biểu trong mội hội nghị….
B. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại.
C. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống đời thường khi nói và viết cho người thân, bạn bè: viết thư, tin nhắn.
D. Là ngôn ngữ đặc biệt bằng kí hiệu hình ảnh.
Câu 3: Đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng là?
A. Từ ngữ có chọn lọc, ngôn ngữ thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng.
B. Từ ngữ nặng theo kiểu giao tiếp thường ngày.
C. Sử dụng nhiều kí tự đặc biệt.
D. Sử dụng nhiều từ biểu thị cảm xúc của người nói, người viết.
Câu 4: Đặc điểm của ngôn ngữ thân mật là gì?
A. Từ ngữ chọn lọc tỉ mỉ có sắc thái trang trọng, lịch sự.
B. Thường biểu lộ cảm xúc cá nhân.
C. Từ ngữ đời thường giản dị, biểu lộ cảm xúc của người nói, người viết.
D. Thường sử dụng cho các dịp trọng đại.
Câu 5: Ngôn ngữ trang trọng thường dùng vào dịp nào?
A. Khi chuẩn bị tham gia một hội nghị, một cuộc họp hay với những người chưa thân quen.
B. Dùng hàng ngày trong cuộc sống.
C. Dùng khi viết thư cho người thân của mình.
D. Dùng khi bạn muốn thể hiện yêu cầu gì đó với người khác.
Câu 6: Ngôn ngữ thân mật dùng trong trường hợp nào?
A. Khi giao tiếp với người thân của mình.
B. Khi viết thư cho một tổ chức nào đó.
C. Trong đời sống giao tiếp hàng ngày.
D. Khi chuẩn bị tham gia một cuộc họp quan trọng.
II. THÔNG HIỂU (03 CÂU)
Câu 1: Trường hợp nào sau đây người nói nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng?
A. Khi nhờ bạn thân của mình giải thích cho mình một bài tập nào đó.
B. Khi viết thư cho bố đi làm ở xa.
C. Khi chuẩn bị tham gia một cuộc thi hùng biện tại trường.
D. Khi chào hỏi bạn thân của mình.
Câu 2: Đặt câu khi bạn muốn chào hỏi 1 người bạn thân lâu ngày mới gặp lại?
A. Chào bạn, bạn có khỏe không?
B. Dạo này mày có ổn không!
C. Bạn có khỏe không ạ?
D. Bạn có ổn không ạ?
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật (Tiếp theo)