Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu). Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 5: VĂN TẾ, THƠ
ĐỌC: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)
Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?
A. Phan Bội Châu viết bài thơ này từ biệt bạn bè, đồng chí khi ông chuẩn bị lên đường sang Nhật.
B. Phan Bội Châu từ biệt một số bằng hữu Trung Quốc, khi bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về nước xét xử.
C. Phan Bội Châu từ biệt bạn bè ở Trung Kì ra Bắc để chuẩn bị thành lập Duy Tân hội.
D. Phan Bội Châu từ biệt lúc đưa Cường Để lên đường sang Nhật.
Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Phan Bội Châu?
A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.
B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
C. Sinh năm 1867, mất năm 1940.
D. Sinh năm 1912, mất năm 1939.
Câu 3: Địa danh nào sau đây là quê hương của Phan Bội Châu?
A. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
B. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
Câu 4: Bài thơ ''Lưu biệt khi xuất dương” là của tác giả nào sau đây?
A. Phan Bội Châu.
B. Trần Cao Vân.
C. Huỳnh Thúc Kháng.
D. Phan Châu Trinh.
Câu 5: Bài thơ nào dưới đây được sáng tác trong cảnh tù đày cũng đề cập đến chí làm trai giữa vũ trụ bao la?
A. Đập đá Côn Lôn của Phan Châu Trinh.
B. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
C. Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
D. Khi con tu hú của Tố Hữu
Câu 6: Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh điều gì trong những điều sau?
A. Tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác.
B. Tính chất lạ lẫm, kì dị của công việc mà kẻ làm trai bị cuốn hút.
C. Tính chất độc đáo, đặc biệt của công việc mà kẻ làm trai phải theo đuổi.
D. Tính chất lừng lẫy của hiệu quả công việc mà kẻ làm trai có thể tạo ra.
Câu 7: Hình ảnh kì vĩ của bậc nam tử trong 4 câu thơ đầu được vẽ trên một tấm phông rất kì vĩ, tương xứng, đó là tấm phông nào?
A. Không gian và con người kì vĩ.
B. Thời gian và thiên nhiên kì vĩ.
C. Không gian và thời gian kì vĩ.
D. Thiên nhiên và không gian kì vĩ.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Âm hưởng hào hùng ở 2 câu kết suy cho cùng toát ra từ đâu?
A. Từ hình ảnh kì vĩ (trường phong, bạch lãng).
B. Từ cách dùng từ, phối thanh, ngắt nhịp.
C. Từ ý, tứ của câu thơ.
D. Từ hùng tâm tráng chí của nhân vật trữ tình.
Câu 2: Quan niệm về làm trai của Phan Bội Châu bộc lộ tập trung ở các câu thơ nào?
A. Hai câu đầu.
B. Bốn câu đầu.
C. Hai câu 3 – 4.
D. Hai câu 5 – 6.
Câu 3: Thái độ buộc phải rất rạch ròi của Phan Bội Châu đối với nền học vấn cũ không xuất phát từ nguyên nhân nào trong những nguyên nhân sau?
A. Từ khát vọng và chí hướng làm trai.
B. Từ ảnh hưởng của sách báo có nội dung cách mạng, duy tân.
C. Từ nỗi nhục, nỗi đau của người dân nô lệ.
D. Từ thái độ muốn đoạn tuyệt với truyền thống.
Câu 4: Chữ tớ hay ta (ngã) trong câu thơ: “Ư bách niên trung tu hữu ngã”, toát ra ý thức như thế nào về sự hiện diện của bản thân mình trong cõi thế gian này?
A. Ý thức đúng mực về cá nhân mình.
B. Ý thức mãnh liệt về trách nhiệm cá nhân mình.
C. Ý thức tự cao tự đại về cá nhân mình.
D. Ý thức tự ca ngợi về cá nhân mình.
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)