Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn) . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 2: HÀI KỊCH
VĂN BẢN 1: QUAN THANH TRA
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)
Câu 1: Đoạn trích Quan thanh tra được trích từ tác phẩm nào?
A. Quan thanh tra
B. Quan tham
C. Chiếc áo khoác
D. Cái mũi
Câu 2: Ai là tác giả của đoạn trích Quan thanh tra?
A. Puskin
B. Gô-gôn
C. Lép tôn-xtôi
D. William Shakespeare
Câu 3: Quan thanh tra của Gô-gôn là thể loại kịch nào?
A. Bi kịch
B. Chính kịch
C. Hài kịch
D. Nhạc kịch
Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích Quan thanh tra là gì?
A. Thể hiện sự thối nát của xã hội đồng thời đả kích tât cả những gì tệ hại nhất của nước Nga.
B. Thể hiện sự tốt đẹp của xã hội Nga bấy giờ.
C. Bức tranh xã hội cũ với ngổn ngang những sự rối ren và thối nát.
D. Bức thư của Khlét-xta-cốp “nhận xét” về những tên quan ngu dốt với gã Giẻ rách đồng thời hé lộ hắn là quan thanh tra “dởm”.
Câu 5: Một số tác phẩm nổi tiếng của Gô-gôn bao gồm có:
A. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
B. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
C. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Chiếc lá cuối cùng.
D. Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Góc khuất.
Câu 6: Đoạn trích “Quan thanh tra” nằm ở hồi mấy của hài kịch Quan thanh tra?
A. Hồi II.
B. Hồi III.
C. Hồi IV.
D. Hồi V.
Câu 7: Nhân vật nào không xuất hiện trong lớp kịch VIII đoạn trích Quan thanh tra?
A. Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích.
B. Thị trưởng.
C. Lu-ca Lu-kích.
D. Hiến binh.
Câu 8: Khlét-xta-cốp đã nhận xét về thị trưởng như thế nào?
A. Ngu như một con ngựa thiến lông xám.
B. Tốt bụng thân thiện nhưng ngu xuẩn.
C. Chân thành, hài hước.
D. Ngu dốt nhưng rất thích thể hiện.
II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)
Câu 1: Khlét-xta-cốp nhận xét về tên chủ sự bưu vụ thế nào?
A. Giống như một con lừa.
B. Giống như một tên gác cổng ở bưu vụ.
C. Giống như tên gác cổng ở bưu vụ vừa chè rượu lại bần tiện.
D. Một gã đê tiện không hơn.
Câu 2: Khlét-xta-cốp nhận xét thế nào về viện trưởng viện tế bần?
A. Là một con lợn chính cống đội mũ nồi.
B. Một con sâu rượu chính cống.
C. Một kẻ hoang dâm vô độ.
D. Như một kẻ gác cổng chính cống.
Câu 3: Khlét-xta-cốp nhận xét về tay chánh án như thế nào?
A. Như một kẻ cáo già.
B. Là một kẻ bịp bợm.
C. Là một kẻ tham lam.
D. Là một kẻ ngu nhưng tỏ ra nguy hiểm.
Câu 4: Khơ-lét-xta-cốp nhận xét chung về những tên quan kia thế nào?
A. Những kẻ ngu đần thiếu hiểu biết.
B. Đều là những kẻ quý khách và tốt bụng cả.
C. Đều là những kẻ học ít nhưng lại tỏ ra mình nguy hiểm.
D. Những kẻ thùng rỗng kêu to, xu nịnh, giả dối.
Câu 5: Khơ-lét-xta-cốp đã ngỏ lời vay tên Chánh án bao nhiêu tiền?
A. Ba trăn rúp.
B. Bốn trăm rúp.
C. Sáu trăm rúp.
D. Một ngàn rúp.
Câu 6: Khơ-lét-xta-cốp nói trên người tên kiểm học có mùi gì?
A. Mùi nước hoa rẻ tiền.
B. Mùi hành.
C. Mùi rượu.
D. Mùi gái.
III. VẬN DỤNG (02 CÂU)
Câu 1: Sau khi nghe lệnh của hiến binh thái độ của các nhân vật thay đổi như thế nào?
A. Cả đám hồi hộp vì sắp diện kiến Quan thanh tra thật.
B. Cả đám lo lắng vì không biết nên trình bày sau lầm của mình thế nào.
C. Cả đám kinh ngạc đờ người, sợ hãi cứng người lại như hóa thành đá.
D. Cả đám vui mừng như mở cờ trong bụng.
Câu 2: Xác định tình huống của vở kịch?
A. Tên chủ sự bưu cục phát hiện lá thư và sự thật thân phận của Khlét-xta-cốp.
B. Cả bọn bàng hoàng khi nghe tin sắp diện kiến Quan thanh tra thật.
C. Thị trường tưởng Khơ-lét-xta-cốp sẽ cưới con gái mình.
D. Khơ-lét-xta-cốp bỏ trốn trót lọt và ẵm được kha khá tiền.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Thái độ của Gô-gôn qua vở hài kịch Quan thanh tra là gì?
A. Thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nhố nhăng đương thời.
B. Thể hiện niềm hi vọng vào một thực tại khác xứng đáng hơn với cuộc sống con người.
C. Thể hiện sự cay đắng, đau xót trước những sự giả tạo của bọn quan tham.
D. Thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nhố nhăng đương thời, đồng thời niềm hi vọng vào một thực tại khác xứng đáng hơn với cuộc sống con người.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn)