Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 6: "Vi hành"

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: "Vi hành". Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH 

ĐỌC: VI HÀNH (Trích “Những bức thư của cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam) – NGUYỄN ÁI QUỐC (18 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc thuộc thể loại nào?

A. Kịch.

B. Truyện ngắn.

C. Thơ.

D. Tiểu thuyết.

Câu 2: Tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng ngôn ngữ nào?

A. Tiếng Pháp. 

B. Tiếng Anh.     

C. Tiếng Hán.   

D. Tiếng Trung.

Câu 3: Tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc được đăng trên báo Nhân đạo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp số ra năm bao nhiêu?

A. 1920.

B. 1921. 

C. 1922.

D. 1923.

Câu 4: Câu chuyện trong bài được kể qua hình thức nào?

A. Hồi ký lịch sử.

B. Nhật ký cá nhân.

C. Thư gửi cô em họ.

D. Lời kể của một nhân chứng.

Câu 5: Tình huống chính trong đoạn trích là gì?

A. Một đôi trẻ hiểu lầm người kể chuyện là vua nước An Nam.

B. Cuộc gặp gỡ giữa người kể chuyện và vua nước Pháp.

C. Cuộc cải trang của vua Thuấn.

D. Cuộc trao đổi giữa các quan chức Pháp.

Câu 6: Tác phẩm Vi hành là một câu chuyện thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết lịch sử.

B. Tự sự hài hước.

C. Tự sự hồi ký.

D. Truyện ngắn châm biếm.

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây (trích Vi hành – Nguyễn Ái Quốc):

- Hắn đấy!

- Đâu phải!

- Đúng mà! Anh đã bảo là chính hắn đấy.

[…]

Bên những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.

A. Thái độ châm biếm của nhân vật tôi đối với người dân và chính phủ Pháp trước sự đón tiếp của họ dành cho người Đông Dương.

B. Thái độ và suy nghĩ của nhân vật tôi về chế độ cai trị của bọn thực dân.

C. Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.

D. Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây (trích Vi hành – Nguyễn Ái Quốc):

“Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nghiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không? […].

Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.

A. Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.

B. Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.

C. Thái độ châm biếm của nhân vật tôi đối với người dân và chính phủ Pháp trước sự đón tiếp của họ dành cho người Đông Dương.

D. Thái độ và suy nghĩ của nhân vật tôi về chế độ cai trị của bọn thực dân.

Câu 3: Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nội dung của truyện ngắn Vi hành?

A. Tố cáo chính sách dã man, bịp bợm của thực dân Pháp.

B. Vạch rõ tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.

C. Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu. Bản chất của những tên thực dân là lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất là cướp nước.

D. Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp.

Câu 4: Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của Vi hành – Nguyễn Ái Quốc?

A. Tình huống truyện độc đáo.

B. Hình thức bức thư gửi cô em gái, tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên, chân thực cho tác phẩm.

C. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật.

D. Cách kể truyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả.

Câu 5: Qua truyện ngắn Vi hành, Khải Định hiện lên là một ông vua như thế nào?

A. Một ông vua khả kính.

B. Một ông vua hào phóng, lịch lãm.

C. Một ông vừa hết lòng vì dân, vì nước.

D. Một ông vua bù nhìn, vô dụng.

Câu 6: Biện pháp nghệ thuật chính xuyên suốt tác phẩm Vi hành là gì? 

A. Nghệ thuật hư cấu. 

B. Nghệ thuật tả cảnh. 

C. Nghệ thuật trào phúng. 

D. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: "Vi hành" (Trích Những bức thư gửi cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam – Nguyễn Ái Quốc)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay