Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 7: Ánh sáng cứu rỗi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Ánh sáng cứu rỗi. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 7: TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI
ĐỌC: ÁNH SÁNG CỨU RỖI (TRÍCH NỖI BUỒN CHIẾN TRANH) – BẢO NINH (24 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Bảo Ninh tên thật là gì?
A. Hoàng Bảo Ninh.
B. Hoàng Ấu Phương.
C. Lê Bảo Ninh.
D. Lê Ấu Phương.
Câu 2: Quê hương của Bảo Ninh ở đâu?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Trị.
C. Quảng Ninh.
D. Quảng Bình.
Câu 3: Bảo Ninh xuất bản truyện ngắn đầu tiên năm bao nhiêu?
A. 1985.
B. 1986.
C. 1987.
D. 1988.
Câu 4: Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh in lần đầu với tên là?
A. Thân phận của tình yêu.
B. Nỗi buồn chiến tranh.
C. Chiến tranh và sự thật.
D. Chiến tranh và tình yêu.
Câu 5: Cho đến nay, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được dịch ra bao nhiêu ngôn ngữ trên thế giới?
A. 13.
B. 14.
C. 15.
D. 16.
Câu 6: Đề tài thường được đề cập trong tác phẩm của Bảo Ninh là gì?
A. Viết về người nông dân.
B. Thường viết về người lính và cuộc sống của con người trong chiến tranh.
C. Viết về số phận của người phụ nữ trong chiến tranh.
D. Viết về tình yêu trong chiến tranh.
Câu 7: Đâu là nhận xét đúng về phong cách sáng tác của Bảo Ninh?
A. Hài hước nhưng sâu lắng, nhắc đến cái chết nhưng đồng thời cũng là sự hồi sinh của một cuộc đời.
B. Tập trung vào tình cảm gia đình, tình nghĩa vợ chồng và quan niệm về đạo đức và con người.
C. Đầy ắp những triết lý suy tư, những trăn trở về cuộc đời và con người.
D. Hoàn toàn tái hiện lại không khí chiến tranh, cái chết và những ám ảnh khôn nguôi của con người.
Câu 8: Nhân vật chính trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là ai?
A. Nhân vật Phương.
B. Người đàn bà câm.
C. Nhân vật Kiên.
D. Nhân vật Hòa.
Câu 9: Ánh sáng cứu rỗi là một trích đoạn thuộc tác phẩm nào của Bảo Ninh?
A. Nỗi buồn chiến tranh.
B. Rừng xà nu.
C. Dấu chân người lính.
D. Những ngọn nến trong đêm.
Câu 10: Cảnh thiên nhiên trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?
A. Tươi đẹp và thơ mộng.
B. Hoang dã, rùng rợn, đầy hiểm nguy.
C. Trầm lặng, yên tĩnh.
D. Phồn thịnh, sinh động.
Câu 11: Đoàn tải thương trong đoạn trích đang gặp phải khó khăn nào?
A. Thiếu lương thực và nước uống.
B. Phải vượt sông trong điều kiện khắc nghiệt.
C. Bị kẻ thù bao vây và tấn công.
D. Lạc đường trong khu rừng đầy nguy hiểm.
Câu 12: Con vật nào xuất hiện trong đoạn trích gây thêm căng thẳng cho đoàn tải thương?
A. Con chó béc-giê.
B. Con hổ.
C. Con cá sấu.
D. Con rắn.
II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)
Câu 1: Đơn vị của Kiên bị tan rã trong hoàn cảnh nào?
A. Khi hành quân qua sông Pô-cô.
B. Khi bị bao vây hai lần và phải mở đường máu.
C. Khi đi lạc vào Hồ Cá Sấu.
D. Khi gặp đoàn tải thương ở vùng Ngọc Bơ Rẫy.
Câu 2: Nhân vật Hoà giữ vai trò gì trong đoàn tải thương?
A. Thương binh.
B. Đồng đội của Kiên.
C. Người chỉ huy.
D. Người dẫn đường.
Câu 3: Hành trình của Kiên và đồng đội trong đoạn trích diễn ra ở khu vực nào?
A. Rừng sâu Hồ Cá Sấu.
B. Dọc sông Pô-cô.
C. Vùng đất gần biên giới.
D. Thị trấn ven sông.
Câu 4: Vì sao đoạn trích được đặt tên là Ánh sáng cứu rỗi?
A. Vì ánh sáng dẫn lối cho đoàn tải thương vượt qua khó khăn.
B. Vì ánh sáng chỉ xuất hiện trong giấc mơ của nhân vật chính.
C. Vì ánh sáng tượng trưng cho hy vọng và niềm tin của con người.
D. Vì ánh sáng là biểu tượng của sự sống và hòa bình.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7: Ánh sáng cứu rỗi (Trích Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh)