Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 9: Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 9: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP

ĐỌC: PHỤ NỮ VÀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(17 câu)

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Lời bài ca của phong trào Chipko nhấn mạnh điều gì?

A. Sự đoàn kết của phụ nữ Ấn Độ.

B. Tầm quan trọng của việc trồng cây gây rừng.

C. Mục tiêu bảo vệ môi trường và ngăn chặn nạn phá rừng ở Ấn Độ.

D. Quyền lợi của người dân sống gần rừng.

Câu 2: Phong trào Chipko diễn ra ở đâu?

A. Ấn Độ.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Nam Mỹ.

Câu 3: Đặc điểm của một sapo tốt là gì?

A. Chi tiết, dài dòng, giải thích cặn kẽ.

B. Khái quát, chỉnh chu, tạo sự thú vị, thu hút và định hướng chủ đề.

C. Chỉ tóm tắt nội dung một cách khô khan.

D. Chỉ tập trung vào thông tin chi tiết.

Câu 4: Đoạn dẫn dắt trong bài viết có được coi là sapo không? Vì sao?

A. Không, vì nó quá ngắn.

B. Có, vì nó mang tính khái quát, thu hút và định hướng chủ đề.

C. Không, vì nó không tóm tắt nội dung.

D. Có, vì nó sử dụng nhiều từ ngữ hoa mỹ.

Câu 5: Ban đầu, Vandana Shiva theo học ngành gì?

A. Sinh học.

B. Hóa học.

C. Vật lý hạt nhân.

D. Môi trường học.

Câu 6: Lời khuyên của người chị chứa đựng thông điệp gì?

A. Khuyến khích Vandana tiếp tục nghiên cứu vật lý hạt nhân.

B. Khuyên Vandana nên ra nước ngoài học tập.

C. Khuyên Vandana chuyển sang học ngành môi trường.

D. Cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực của công việc tại lò phản ứng hạt nhân đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Câu 7: Điều gì khiến Vandana Shiva thay đổi hướng nghiên cứu?

A. Sự khuyến khích của các nhà vật lý.

B. Mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn.

C. Vì bà không đủ khả năng để theo học vật lý hạt nhân.

D. Cảm giác bị loại trừ và phủ nhận khát khao hiểu biết, cùng với mong muốn gắn bó hơn với bối cảnh Ấn Độ.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vandana Shiva phản ứng với việc tàn phá rừng vì:

A. Bà nhận thấy việc này ảnh hưởng đến kinh tế.

B. Bà là con của cánh rừng Himalaya và rừng mang lại cho bà bản sắc và ý thức tồn tại.

C. Bà muốn nổi tiếng.

D. Do áp lực từ xã hội.

Câu 2: Phong trào Chipko có tác động gì tới Vandana Shiva?

A. Khiến bà từ bỏ sự nghiệp khoa học.

B. Giúp bà xây dựng các mối quan hệ, hiểu biết về sinh thái và hình thành học thuyết dựa trên sự kết nối giữa thiên nhiên và phụ nữ.

C. Khiến bà trở nên bi quan về tương lai.

D. Không có tác động gì.

Câu 3: Quan điểm của văn bản về tầm quan trọng của phụ nữ trong bảo vệ môi trường là gì?

A. Phụ nữ không đóng vai trò quan trọng.

B. Phụ nữ chỉ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở mức độ thấp.

C. Phụ nữ chỉ nên làm công việc nội trợ.

D. Phụ nữ phản ứng nhanh nhạy, mạnh mẽ và kiên trì hơn trước các nguy cơ tàn phá, có linh cảm đặc biệt về sự sống.

Câu 4: Câu "ta chớ gạt họ ra ngoài" trong văn bản nói lên điều gì?

A. Khuyến khích phụ nữ tham gia chính trị.

B. Nhấn mạnh sự cần thiết phải coi trọng vai trò của phụ nữ trong các vấn đề môi trường, đặc biệt là những người phụ nữ gắn bó mật thiết với thiên nhiên và văn hóa truyền thống.

C. Phân biệt đối xử với phụ nữ.

D. Khuyên phụ nữ nên ở nhà.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 9: Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường (Bài phỏng vấn của Giu-đi Bi-dô với bà Van-đa-na Xi-va)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay