Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
Đề số 02
Câu 1: Trong bài thơ “Việt Bắc”, những câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi nhớ của người cán bộ về Việt Bắc?
A. Những câu thơ nói về cảnh đẹp thiên nhiên.
B. Những câu thơ hỏi đáp giữa người ra đi và người ở lại.
C. Những câu thơ nói về cuộc sống hiện tại.
D. Những câu thơ về tương lai.
Câu 2: Trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, hình ảnh "chí làm trai" trong bài thơ được thể hiện như thế nào?
A. Sự yếu đuối.
B. Sự sợ hãi.
C. Sự mạnh mẽ, quyết tâm.
D. Sự do dự.
Câu 3: Đoàn quân Tây Tiến được thành lập trong hoàn cảnh nào?
A. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
B. Trong thời kỳ chống Mỹ.
C. Trong thời kỳ xây dựng đất nước.
D. Trong thời kỳ đất nước hòa bình.
Câu 4: Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
A. Trích dẫn tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng.
B. Sử dụng phần mềm có bản quyền.
C. Sao chép tài liệu của người khác mà không xin phép.
D. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Câu 5: "Tây Tiến" thể hiện tinh thần gì của người lính?
A. Khí phách, sự lãng mạn và tinh thần yêu nước
B. Khả năng chiến đấu
C. Khát vọng sống
D. Lòng yêu thiên nhiên
Câu 6: Dấu hiệu nhận biết của nghịch ngữ là gì?
A. Sự xuất hiện của nhiều từ mang nghĩa đối chọi nhau.
B. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chu khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
C. Có sự kết hợp dường như là phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ, cùng với đó là sự xuất hiện của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
D. Sự xuất hiện của các từ ngữ có tính chất mỉa mai cao.
Câu 7: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện.
A. Rồi cơm rượu, bò lợn
B. Quan phủ, quan tỉnh
C. Bước đường công danh
D. Ghế nghị viện.
Câu 8: Bài thơ nào dưới đây được sáng tác trong cảnh tù đày cũng đề cập đến chí làm trai giữa vũ trụ bao la?
A. Đập đá Côn Lôn của Phan Châu Trinh.
B. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
C. Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
D. Khi con tu hú của Tố Hữu
Câu 9: Quan niệm về làm trai của Phan Bội Châu bộc lộ tập trung ở các câu thơ nào?
A. Hai câu đầu.
B. Bốn câu đầu.
C. Hai câu 3 – 4.
D. Hai câu 5 – 6.
Câu 10: Ý nào sau đây về không chính xác về tác giả Quang Dũng?
A. Quê ở Phượng Trì , Đan Phượng , Hà Tây.
B. Là nhà thơ – chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
C. Ngoài làm thơ còn viết văn , vẽ tranh, soạn nhạc
D. Là tác giả của nhiều vở kịch hấp dẫn.
Câu 11: Yếu tố nào sau đây chi phối tới nội dung của bài thơ “Tây Tiến”?
A. Tây tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947 mà chiến sĩ phần đông là thanh niên Hà Nội.
B. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến là biên giới Việt - Lào.
C. Lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức gian khổ thiếu thốn.
D. Quang Dũng đã làm đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến rồi chuyển sang đơn vị khác.
Câu 12: Tiếng than “Hỡi ôi!” thể hiện:
A. Tình cảm thương xót đối với người đã khuất.
B. Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm đồng thời là tiếng thương xót đối với người đã khuất.
C. Tiếng than trời vì triều đình không đứng về phía người dân.
D. Tiếng than của những người sĩ phu yêu nước.
Câu 13: Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?
A. Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất.
B. Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất.
C. Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.
D. Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất.
Câu 14: Khi sử dụng ý tưởng từ một cuộc trò chuyện với đồng nghiệp, bạn nên:
A. Không cần ghi nguồn vì đó là ý tưởng chung.
B. Ghi nguồn là "giao tiếp cá nhân" hoặc "thông tin cá nhân".
C. Chỉ ghi nguồn nếu đồng nghiệp yêu cầu.
D. Không sử dụng ý tưởng đó.
Câu 15: Việc sử dụng dữ liệu từ một nghiên cứu đã công bố mà không ghi nguồn là:
A. Hợp pháp nếu dữ liệu đó là sự thật.
B. Vi phạm đạo đức nghiên cứu.
C. Được phép nếu dữ liệu đã được công bố rộng rãi.
D. Chấp nhận được nếu chỉ sử dụng một phần nhỏ.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................