Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1

Đề số 03

Câu 1: Chi tiết nào thể hiện Ngô Tử Văn là người chính trực, không sợ cường quyền?

A. Hành động đốt đền

B. Thái độ của Tử Văn khi đối diện với hồn ma Bách hộ họ Thôi

C. Thái độ của Tử Văn khi đối diện với Diêm Vương

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Ngôn ngữ trang trọng thường được sử dụng trong các tình huống nào?

A. Phát biểu tại hội nghị, viết văn bản pháp luật, trình bày báo cáo khoa học

B. Trò chuyện với bạn bè, người thân trong gia đình

C. Viết nhật ký, ghi chép cá nhân

D. Nhắn tin, trò chuyện trên mạng xã hội

Câu 3: Khi viết một lá thư gửi cho người bạn thân, bạn nên sử dụng loại ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ trang trọng

B. Ngôn ngữ thân mật

C. Cả ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

D. Tùy thuộc vào nội dung thư

Câu 4: Quyết định của tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện điều gì?

A. Sự do dự, thiếu quyết đoán

B. Sự liều lĩnh, mạo hiểm

C. Sự sáng suốt, bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm cao

D. Sự sợ hãi, lo lắng

Câu 5: Khi phát biểu tại một buổi lễ kỷ niệm quan trọng, bạn nên sử dụng loại ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ trang trọng

B. Ngôn ngữ thân mật

C. Cả ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

D. Tùy thuộc vào đối tượng người nghe

Câu 6: Trong ngôn ngữ thân mật, người ta thường:

A. Sử dụng nhiều từ Hán Việt.

B. Tránh sử dụng tiếng lóng.

C. Sử dụng nhiều từ địa phương.

D. Chú trọng đến cách diễn đạt văn hoa.

Câu 7: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách nào của tác giả Nguyễn Minh Châu?

A. Trữ tình – chính trị.

B. Triết lí.

C. Tự sự.

D. Tự sự - triết lí.

Câu 8: Đặc điểm nổi bật của truyền kì?

A. Cốt truyện mang màu sắc dân gian hoặc dã sử.

B. Nhân vật xuất hiện theo hàng trạng nhân vật.

C. Sự kết hợp giữa yếu tố kì lạ và yếu tố thực.

D. Lời văn đan xen giữa văn xuôi và thơ.

Câu 9: Vì sao ông Diểu sợ hãi khi đuổi theo con khỉ con để giành lại súng?

A. Vì ông cảm nhận được sự kinh dị và tử khi từ dưới miệng vực bốc lên.

B. Vì ông bị con khỉ con giành súng và nó chĩa súng về phía ông.

C. Vì ông gặp ma.

D. Vì ông sợ hãi tột cùng vì suýt bị rơi xuống vực.

Câu 10: Ngôn ngữ thân mật dùng trong trường hợp nào?

A. Khi giao tiếp với người thân của mình.

B. Khi viết thư cho một tổ chức nào đó.

C. Trong đời sống giao tiếp hàng ngày.

D. Khi chuẩn bị tham gia một cuộc họp quan trọng.

Câu 11: Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp quân ta giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. Tinh thần chiến đấu quả cảm của bộ đội.

B. Sự lãnh đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

C. Việc sử dụng chiến thuật "đánh nhanh thắng nhanh".

D. Sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Câu 12: Trong phần 3 đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, điều gì khiến tác giả ra đi, rời xa gia đình?

A. Muốn tìm kiếm cơ hội làm giàu.

B. Vì lý tưởng.

C. Bị ép buộc.

D. Muốn trải nghiệm cuộc sống mới.

Câu 13: Khu vực Ba Kè có đặc điểm gì?

A. Có nhiều cồn cát, không nhô lên những mỏm để tạo nên thứ đảo chìm.

B. Có nhiều đảo chìm.

C. Không cồn, không nhô lên những mỏm để tạo nên đảo chìm, có độ sâu vừa phải để dựng nhà giàn.

D. Có nhiều mỏm đá nhô lên.

Câu 14: Câu sau được hiểu như thế nào: “Thần Núi luôn là người chiến thắng nên sau các cuộc giao tranh, đền đài của ngài cũng có phần bị tổn hại.”

A. Thần Núi là người chiến thắng nên đền đài tổn hại nhiều.

B. Mặc dù là người chiến thắng sau các cuộc giao tranh song đền đài của Thần Núi cũng có phần bị tổn hại.

C. Đền đài của Thần Núi có phần bị tổn hại nên chiến thắng trong các cuộc giao tranh.

D. Mặc dù đền đài bị tổn hại song Thần Núi vẫn chiến thắng sau các cuộc giao tranh.

Câu 15: Vở kịch sử dụng yếu tố gì để tạo nên tiếng cười châm biếm, mỉa mai?

A. Bi kịch.

B. Lãng mạn.

C. Hài hước.

D. Kinh dị.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay