Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 1 Văn bản 1: Hoàng Hạc lâu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 Văn bản 1: Hoàng Hạc lâu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

VĂN BẢN 1: HOÀNG HẠC LÂU

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả của Hoàng Hạc Lâu là ai?

  1. Thôi Hiệu.
  2. Lý Bạch.
  3. Nguyễn Trãi.
  4. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

Câu 2: Lầu Hoàng Hạc ở đâu?

  1. Hà Nam, Việt Nam.
  2. Hà Nam, Trung Quốc.
  3. Hồ Bắc, Việt Nam.
  4. Hồ Bắc, Trung Quốc.

Câu 3: Bài thơ Hoàng Hạc Lâu được viết theo thể thơ nào?

  1. Lục bát.
  2. B. Thất ngôn tứ tuyệt.
  3. Thất ngôn bát cú.
  4. Song thất lục bát.

Câu 4: Thôi Hiệu sống dưới thời nhà nào?

  1. Nhà Minh.
  2. Nhà Tống.
  3. Nhà Đường.
  4. Nhà Thanh.

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất về nhà thơ Thôi Hiệu?

  1. A. Thôi Hiệu (704 – 754) là nhà thơ đời Minh người Biện Châu nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
  2. Thôi Hiệu (704 – 754) là nhà thơ đời Mạc người Biện Châu nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
  3. Thôi Hiệu (704 – 754) là nhà thơ đời Tống người Biện Châu nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
  4. Thôi Hiệu (704 – 754) là nhà thơ đời Đường người Biện Châu nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Câu 6: Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu?

  1. Sông Hán Dương, lầu Hoàng Hạc.
  2. Sông Hán Dương, bãi Anh Vũ.
  3. Sông Dương Tử, sông Hằng.
  4. Bãi Anh Vũ, lầu Hoàng Hạc, sông Tiền Đường.

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Nội dung của bài thơ Hoàng Hạc Lâu là gì?

  1. Thể hiện sự giao hòa giữa tình và cảnh cùng ý vị sâu xa.
  2. Thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả.
  3. Thể hiện nỗi niềm khát khao tự do của tác giả.
  4. Thể hiện nỗi buồn man mác của tác giả trước thời thế nhiều thay đổi.

Câu 2: Vì sao khói sóng lại khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn?

  1. Vì tác giả thấy nhớ về người thương chốn cũ của mình.
  2. Vì tác giả thấy nhớ quê hương của mình.
  3. Vì tác giả thấy lưu luyến quá khứ một thời vàng son.
  4. Vì tác giả cảm thấy buồn khi đứng trước cảnh sông nước trong buổi chiều tà.

Câu 3: Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng trong hai câu thơ 5-6 trong bài Hoàng Hạc Lâu thể hiện điều gì?

  1. Làm tôn thêm vẻ đẹp thần tiên của lầu Hoàng Hạc.
  2. Thể hiện niềm say đắm của tâm hồn nhà thơ trước cảnh sắc kì thú của thiên nhiên.
  3. Như một lời khẳng định: “Cái đẹp của quá khứ vẫn luôn hiện hữu và là mãi mãi”.
  4. Tạo nên hình ảnh đối lập với tâm trạng của con người.

Câu 4: Nghệ thuật của bài thơ Hoàng Hạc Lâu là gì?

  1. Vận dụng linh hoạt luật thơ và có những cách sáng tạo góp phần thể hiện cái hay cái đẹp của bài thơ.
  2. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh hấp dẫn.
  3. Sử dụng nhiều hình ảnh cùng với sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại.
  4. Vận dụng linh hoạt luật thơ và có những cách sáng tạo góp phần thể hiện cái hay cái đẹp của bài thơ, cùng với những thanh điệu tài tình, kết hợp với hình ảnh ngôn ngơ tinh tế.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Điệp từ hoàng hạc được nhắc đi nhắc lại trong bốn câu thơ đầu của bài có ý nghĩa gì?

  1. Nhấn mạnh ấn tượng không phai mờ trong tâm trí tác giả về một cảnh thần tiên.
  2. Khắc họa bức tranh thiên nhiên sinh động về cảnh sắc lầu Hoàng Hạc.
  3. Nhấn mạnh những cảm nhận và suy tư của tác giả về quá khứ và hiện tại.
  4. Những cảm xúc choáng ngợp dâng trào trong lòng thi nhân khi đứng trước lầu Hoàng Hạc.

Câu 2:  Bước chuyển trong sự cảm nhận và miêu tả giữa bốn câu đầu và hai câu 5-6 trong bài Hoàng Hạc Lâu không thể hiện ở nội dung nào?

  1. Từ tả cảnh sang tả tình.
  2. Từ cõi tiên trở về cảnh tục.
  3. Từ cấu tứ lấy ý làm chủ sang lấy cảnh làm chủ.
  4. Từ trạng thái mông lung, huyền ảo sang sắc màu tươi tắn, rõ nét.

Câu 3: Tại sao nói: bài thơ Hoàng Hạc lâu miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời và con người?

  1. Vì tác giả miêu tả đối tượng bằng những từ ngữ bình dị, đời thường, những hình ảnh gần gũi dễ hiểu. Đồng thời gửi gắm những nỗi niềm suy tư và cảm nhận rất chân thật của bản thân.
  2. Vì tác giả đã miêu tả một di tích xưa từ điểm nhìn của con người hiện tại.
  3. Vì tác giả lồng ghép cảm xúc của mình vào trong bài thơ.
  4. Vì tác giả miêu tả một di tích đậm dấu ấn của lịch sử.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Trong bốn câu thơ đầu bài Hoàng Hạc Lâu cặp quan hệ nào sau đây không được thể hiện?

  1. Có và không
  2. Thực và hư
  3. Vô cùng và hữu hạn
  4. Động và tĩnh

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay