Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 3 Văn bản 3: Vịnh Tản Viên sơn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 Văn bản 3: Vịnh Tản Viên sơn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: SÔNG NÚI LINH THIÊNG

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: VỊNH TẢN VIÊN SƠN

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Tác giả bài thơ Vịnh Tản Viên sơn là?

  1. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  2. Cao Bá Quát.
  3. Tản Đà.
  4. Bà Huyện Thanh Quan.

 

Câu 2: Cao Bá Quát sinh và mất năm nào?

  1. 1808 - 1855.
  2. 1809 – 1890.
  3. 1808 - 1888.
  4. 1808 - 1858.

Câu 3: Cao Bá Quát sống ở thời nào?

  1. Triều Lê.
  2. Triều Mạc.
  3. Triều Nguyễn.
  4. Triệu Lý.

 

Câu 4: Sáng tác của Cao Bá Quát bao gồm có?

  1. Thơ văn chữ Hán.
  2. Thơ chữ Nôm.
  3. Thơ Quốc ngữ.
  4. Cả thơ văn chữ Hán và chữ Nôm.

Câu 5: Tác phẩm nào không phải là của Cao Bá Quát?

  1. Cao Bá Quát thi tập.
  2. Mẫn Hiên thi tập.
  3. Cao Chu Thần thi tập.
  4. Quốc âm thi tập.

Câu 6: Tác phẩm Vịnh Tản Viên sơn được trích từ?

  1. Mẫn Hiên thi tập.
  2. Cao Bá Quát toàn tập.
  3. Cao Chu Thần thi tập.
  4. Cao Chu Thần di thảo.

Câu 7: Ngọn núi nào đã được nhắc đến trong bài thơ trên?

  1. Núi Côn Sơn.
  2. Núi Cả.
  3. Núi Tản Viên.
  4. Núi Đôi.

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Núi Tản Viên thuộc địa phận ở đâu?

  1. Ba Vì.
  2. Thạch Thất.
  3. Chí Linh.
  4. Phú Thọ.

Câu 2: Núi Tản Viên còn có tên gọi khác là:

  1. Núi Tản.
  2. Núi Tịnh.
  3. Núi Mã.
  4. Núi Đọ.

Câu 3: Đặc điểm chính của núi Tản là gì?

  1. Đỉnh núi xòe ra như chiếc ô.
  2. Càng lên cao đỉnh núi càng thu hẹp lại.
  3. Trên núi có thảm thực vật vô cùng phong phú đa dạng.
  4. Núi có nhiều sản vật quý hiếm.

Câu 4: Núi Tản thờ ai?

  1. Thủy Thánh Thủy Tinh.
  2. Sơn Thánh Tản Viên.
  3. Thờ Nguyễn Trãi.
  4. Thờ Vua Lê Thánh Tông.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1:  Bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt.
  2. Thất ngôn bát cú.
  3. Song thất lục bát.
  4. Lục bát.

Câu 2: Vẻ đẹp của núi Tản Viên được miêu tả qua từ ngữ nào?

  1. Đỉnh tròn tròn, nước không tới nổi, đất vạn thước, sương khói bao phủ.
  2. Đỉnh thoải, đầy muông thú quý, bốn bể mây ngàn trập trùng.
  3. Đỉnh cao đến tận trời, mây trắng bao quanh tứ phía.
  4. Núi cao trập trùng, đường đi hiểm trở chia cắt.

Câu 3: Tư tưởng tình cảm của người viết qua bài thơ là gì?

  1. Thể hiện niềm say mê với núi rừng hiểm trở tại đây.
  2. Thể hiện sự khiếp sợ về chốn uy nghi của núi rừn Tản Viên.
  3. Thể hiện sự say mê về khung cảnh hùng vĩ của núi Tản, đồng thời sự kính trọng và tự hào về vị thần núi nơi đây.
  4. Thể hiện sự yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua bài thơ là gì?

  1. Tình yêu nước và sự tự hào dân tộc.
  2. Lòng căm thù giặc sâu sắc.
  3. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái tiêu diêu của người thi sĩ.
  4. Thể hiện ước vọng sau này sẽ được ẩn mình nơi đây.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay