Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4 Văn bản 2: Trên những chặng đường hành quân...
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 Văn bản 2: Trên những chặng đường hành quân.... Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT
VĂN BẢN 2: TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG HÀNH QUÂN…
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (09 CÂU)
Câu 1: Trên những chặng đường hành quân trích từ đâu?
- Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi.
- Trên đường nhập ngũ.
- C. Ánh sao trên đường hành quân.
- Đất nước.
Câu 2: Ai là tác giả của đoạn trích Trên những chặng đường hành quân?
- Đặng Thùy Trâm.
- Nguyễn Văn Trỗi.
- Nguyễn Văn Thạc.
- Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 3: Mãi mãi tuổi hai mươi viết theo thể loại nào?
- Bút kí.
- B. Nhật kí.
- Hồi kí.
- Phóng sự.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích Trên những chặng đường hành quân là:
- Viết về những kỉ niệm mà người thanh niên đã trải qua trong lần đầu khoác lên vai màu áo lính.
- Viết về đời sống thường nhật của người lính.
- Viết về nỗi nhớ quê hương, nhớ mẹ, nhớ trường da diết của người lính.
- Viết về những khung cảnh hoang sơ, tiêu điều của những vùng đất giặc cày phá.
Câu 5: Nguyễn Văn Thạc nhập ngũ năm nào?
- A. 1970.
- 1971.
- 1972.
- 1973.
Câu 6: Trước khi lên đường nhập ngũ, Nguyễn Văn Thạc là sinh viên của trường nào?
- Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Trường Đại học Y Hà Nội.
Câu 7: Nguyễn Văn Thạc hi sinh năm nào?
- 1971.
- 1972.
- 1973
- 1975.
Câu 8: Nguyễn Văn Thạc hi sinh ở chiến trường nào?
- Bình Trị Thiên.
- Quảng Trị.
- Quảng Ngãi.
- Bình Định.
Câu 9: Quê của Nguyễn Văn Thạc ở đâu?
- Nam Định.
- Hải Dương.
- Vĩnh Phúc.
- Hà Nội.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Trong câu “Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm cả thời thanh xuân của mình…”; “gia đình lớn” ở đây theo tác giả là:
- Là nơi có gia đình với nhiều thế hệ đang chờ đón tác giả.
- Là chiến trường với rất nhiều đồng đội đang chờ đợi.
- Là nơi trận địa với bao nhiêu anh hùng đã ngã xuống.
- Là nơi mà tác giả có thể học và phát triển ước mơ của mình.
Câu 2: Tờ quyết định mà tác giả nhắc đến là gì?
- Giấy báo nhập học.
- Quyết định nhập ngũ.
- Quyết định điều động công tác.
- Quyết định thăng cấp.
Câu 3: Thời gian được tác giả nhắc đến ở đầu đoạn trích là?
- 2/10/1970.
- 2/10/1971.
- 3/10/1970.
- 3/10/1971.
Câu 4: Khi đến Nghệ An, nhân vật gặp được thầy giáo của mình là ai?
- Thầy Tuấn.
- Thầy Khang.
- Thầy Huân.
- Thầy Hiếu.
Câu 5: Bối cảnh của cuộc hành quân được tác giả miêu tả như thế nào?
- Đi qua rất nhiều các ngôi làng, với những khung cảnh yên ắng lạ thường dường như chẳng có bóng dáng của chiến tranh. Chặng đường hành quân đầy những thiếu thốn.
- Ở đây tác giả gặp được rất nhiều người xa lạ.
- Chàng trai trải qua những trận ném bom ác liệt của giặc và trong cuộc hành quan đó anh đã gặp được nhiều con người khác nhau.
- Được chứng kiến những hoàn cảnh chia ly sướt mướt.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Những đặc điểm nào của thể nhật kí được thể hiện trong văn bản?
- Sự kiện được ghi chép hàng ngày một cách cẩn thận.
- Có nhiều địa điểm cụ thể.
- Có tình cảm tác giả lồng ghép trong văn bản.
- Các sự kiện được ghi chép cẩn thận mỗi ngày, có đánh số ngày, tháng, năm với nhiều địa điểm cụ thể cùng yếu tố phi hư cấu.
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau đây:
“Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí… Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành… Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa… Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín…”
- Liệt kê.
- So sánh, hoán dụ.
- Nhân hóa.
- D. Liệt kê, điệp từ.
Câu 3: Việc liệt kê các chi tiết như địa danh, con người, thời gian, sự kiện trong đoạn trích có tác dụng gì?
- A. Thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả.
- Làm tăng tính xác thức, gần gũi và thân thuộc với người đọc.
- Làm cho đoạn trích trở nên thuyết phục hay hơn.
- Làm cho đoạn trích trở nên mượt mà và thiết thực hơn.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Đoạn trích “Trên những chặng đường hành quân” có sử dụng yếu tố hư cấu không? Vì sao?
- Đoạn trích không sử dụng các yếu tố hư cấu. Bởi tất cả các sự kiện đều có thật trong đời sống, có thể kiểm chứng. Các sự kiện được kể gắn với dòng hồi tưởng của người viết.
- Đoạn trích không sử dụng các yếu tố hư cấu vì đó là trải nghiệm mà chàng trai nghe được từ đồng đội của mình.
- Đoạn trích có sử dụng các yếu tố hư cấu nhất là các địa danh để tăng thêm sự ác liệt của cuộc chiến.
- Đoạn trích có sử dụng các yếu tố hư cấu nhất là các trận bom càn quét của địch và con số thương vong để tăng tính ác liệt của cuộc chiến.
Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của văn bản là gì?
- Là sự xúc động khi phải chia xa bạn bè và gia đình tham gia kháng chiến.
- Là sự lo lắng khi bước vào cuộc chiến.
- Là sự hạnh phúc, tự hào khi nhìn thấy bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.
- Đó là những cảm xúc bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến song xen lẫn với đó là sự tự hào khi nhìn thấy bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)