Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)
Giáo án Bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA (THƠ CỔ ĐIỂN VÀ LÃNG MẠN)
Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:
Số tiết: 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
Nhận biết dược một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu.
Biết đánh giá phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.
Vận dụng được kiến thức về lịch sử và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác phẩm tác giả lớn theo tiến trình lịch sử văn học; biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp.
Phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và vận dụng được vào quá trình giao tiếp.
Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trữ tình.
Nhận biết và bước đầu đánh giá được sự khác biệt về phong cách của hai tác phẩm thơ trữ tình.
Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trữ tình.
Nhận biết và bước đầu đánh giá được sự khác biệt về phong cách của hai tác phẩm thơ trữ tình.
Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân.
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về phong cách cổ điển, phong cách lãng mạn, tiến trình lịch sử văn học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phong cách cổ điển và lãng mạn.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến phong cách cổ điển và lãng mạn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Em hiểu thế nào là phong cách? + Thế nào là phong cách cổ điển và thế nào là phong cách lãng mạn? Biểu hiện của nó trong thơ? + Hãy cho biết lịch sử tiến trình văn học Việt Nam?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức.
|
+ Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mỹ trong sáng tác của một tác giả, một trường phái văn học, một thời đại hay một nền văn học. Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm riêng về thế giới, con người, thể hiện qua hệ thống đề tài tư tưởng, cảm hứng, hình tượng nhân vật và thủ pháp nghệ thuật.
+ Có đặc điểm nổi bật là đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (đạo lý, lý tưởng sống…) và nghệ thuật…. + Ở Trung Quốc và Việt Nam phong cách cổ điển gắn với quan niệm thiên nhân hợp nhất, hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ, giàu điển tích, điển cố. Thơ ca Đường và thơ trung đại Việt Nam theo phong cách này.
+ Phong cách lãng mạn có đặc điểm là đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân bộc lộ cá tính một cách tự do nhất. + Ở Việt Nam phong cách lãng mạn phát triển thành một trào lưu lớn trong khoảng năm 1930-1945 với phong trào thơ mới, văn xuôi tự lực văn đoàn, sáng tác của Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác trước 1945, trào lưu này gắn với sự bứt phá khỏi những khuôn khổ thi luật và ngôn ngữ văn trung đại, giải phóng cái tôi thời hiện đại và cá tính sáng tạo của nhà văn.
+ Là hệ thống tác giả, tác phẩm với sự hình thành tồn tại, thay đổi phát triển qua các thời kì lịch sử bao gồm: cổ đại, trung đại, hiện đại… + Lịch sử văn học viết của Việt Nam tính từ thế kỉ X đến nay bao gồm có văn học trung đại và hiện đại.
|
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : VĂN BẢN HOÀNG HẠC LÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Hoàng hạc lâu. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thơ đường luật.
Nỗi niềm tiếc thương một quá khứ đã qua đi.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về nét cổ kính trong thơ đường luật.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Hoàng Hạc lâu.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hoàng hạc lâu.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản Hoàng hạc lâu.
3. Phẩm chất
- Nỗi niềm hoài cảm về những giá trị một thời vàng son.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem hình ảnh và trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về khung cảnh lầu Hoàng Hạc?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hoàng Hạc Lâu là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị nghệ thuật. Hoàng Hạc Lâu không chỉ xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học Trung Hoa mà còn là đề tài hướng tới của rất nhiều thi sĩ nước Nam. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Tiết 1 – Bài 1 Hoàng Hạc Lâu của tác giả Thôi Hiệu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Hoàng Hạc Lâu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Hoàng Hạc Lâu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hoàng Hạc Lâu.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Thôi Hiệu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS chia nhóm thực hiện trả lời các câu hỏi sau:
Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà thơ Thôi Hiệu: + Thân thế, sự nghiệp. + Sự nghiệp văn chương. + Tác phẩm chính. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Thôi Hiệu: (704 ? – 754) - Quê quán: Người Biện Châu nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. - Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng thuộc đời Đường. - Hiện tại, thơ của ông chỉ còn sót lại 40 bài. Và tác phẩm Hoàng Hạc Lâu được xem là bài thơ hay nhất của ông.
| ||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác phẩm “Hoàng Hạc Lâu” Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn HS cách đọc bản phiên âm và bản dịch để so sánh ý nghĩa các bản. - GV yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu bài tập sau đây: PHT 01: Tìm hiểu chung về VB Hoàng Hạc Lâu
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong bàn trong vòng 3 phút. - Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | 2. Văn bản “Hoàng Hạc Lâu” 2.1. Đọc văn vản và so sánh bản phiên âm với bản dịch thơ. 2.2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng. 2.3. Một số yếu tố cần lưu ý của văn bản thất ngôn bát cú đường luật a. Chủ đề Sự tiếc nuôi khôn nguôi với những vẻ đẹp đã qua trong quá khứ mà đại diện là hạc vàng và tâm trạng đơn côi trong sự hữu hạn của đời người. b. Xuất xứ Trong một lần tác giả đến thăm Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc và ghé lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh khơi gợi lại trong ông một nỗi buồn mơ hồ thấm vào cõi lòng khiến ông đã xúc cảm và viết bài thơ này. c. Tứ thơ Một trong những ý tứ thơ quan trọng nhất trong bài chính là “khói song”. “Khói sóng” một làn sương khói mỏng manh, phảng phất trên mặt nước, thường xuất hiện lúc bình minh hay hoàng hôn. “khói sóng” bảng lảng không thể nắm bắt và mơ hồ, vô định gợi nên cảm giác man mác, bơ vơ của con người. Có thể thi nhân nhìn khói sóng mỏng manh ẩn hiện trong buổi hoàng hôn mà chợt nhận ra mình đang cô đơn nơi đất khách, cũng có thể chính là nỗi niềm đơn độc sẵn có đã khiến thi nhân tìm một thi ảnh để kí thác tâm trạng của mình. d. Bố cục Có thể chia bố cục bài thơ theo 2 cách sau đây:
+ Phần đề: Là sự hoài niệm “hạc vàng” trong điển tích xưa; đồng thời cũng là sự hoài niệm vẻ đẹp đã qua không trở lại. + Phần thực: Sự hoài niệm, nuối tiếc và cam thức về sự còn – mất, về sự hữu hạn – vô hạn của đất trời và con người. + Phần luận: Đặc tả phong cảnh nhìn từ lầu Hoàng Hạc, qua đó gửi gắm cảm xúc. + Phần kết: Tâm trạng buồn cô đơn, nhớ quê hương da diết.
+ Bốn câu đầu: Cảm xúc hoài cổ và những chiêm nghiệm đầy tiếc nuối về mối quan hệ giữa còn – mất, vô cùng – hữu hạn, bất biến – vô thường. + Bốn câu cuối: Phong cảnh lầu Hoàng Hạc lúc hoàng hôn, cảnh ngộ cô đơn của thực tại và nỗi niềm thương nhớ quê hương. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của văn bản:
+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua tác phẩm thơ trữ tình.
+ Phân tích được tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ qua bài thơ.
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Hoàng Hạc lâu.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hoàng Hạc lâu.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Một số đặc điểm của phong cách cổ điển qua tác phẩm Hoàng Hạc lâu. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút các câu hỏi sau đây. + Hãy trình bày nhận xét của anh/chị về bố cục, cách sử dụng vần nhịp, đối trong bài? + Các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? + Phong cách chính của bài thơ là gì? Thể hiện rõ nhất qua điều gì? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức.
| II. Khám phá văn bản
Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng có cách gieo vần như sau: B – B – T – T – T – B – B (vần) T – T – B – B – T – T – B (vần) T – T – B – B – B – T – T B – B – T – T – T – B – B (vần) B – B – T – T – B – B – T T – T – B – B – T – T – B (vần) T – T – B – B – B – T – T B – B – T – T – T – B – B (vần) Tuy nhiên ở bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã có một chút biến đổi trong 2 câu đầu không còn theo quy luật nữa: Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ T – B – T – B – B – T – T (vần) Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu T – T – B – B – B - T – B (vần) Kéo theo câu thứ 3 cũng thất luật: Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản B – T – T – T – T – T – T
Bài thơ đã sử dụng một hệ thống các hình ảnh cùng điển tích, điển cố qua đó góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. + Hình ảnh: “tích nhân” (người xưa); “thử địa” (nơi đây), “không” (trống không, trơ trọi), “nhất khứ” (đã bay đi), “thiên tải” (ngàn năm)… đồng thời có thể xác định trục quan hệ của các từ theo cặp quan hệ quá khứ - hiện tại (tích nhân – thử địa), hữu hạn – vô cùng (“hoàng hạc nhất khứ” – “bạch vân thiên tải”)… + Điển tích, điển cố về “hạc vàng”: Tên gọi “lầu Hoàng Hạc” bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian: tương truyền tu sĩ Phí Văn Vi đặc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy, một hôm bay qua Vũ Hán đã đỗ xuống ngắm nhìn cảnh đẹp, người đời sau bèn xây lầu để kỉ niệm. Con hạc vàng tượng trưng cho điều kì diệu, đẹp đẽ chỉ xuất hiện một lần, mãi mãi gây thương nhớ không nguôi cho đời sau.
|
Nhiệm vụ 2: Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình
|
|
----------------------
--------Còn tiếp--------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo