Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 7: Áo dài đầu thế kỉ XX

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Áo dài đầu thế kỉ XX. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ (TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI)

ĐỌC: ÁO DÀI ĐẦU THỂ KỈ XX (ĐOÀN THỊ TÌNH) (16 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Áo dài tân thời đầu thế kỉ XX có gì khác so với áo dài truyền thống? 

A. Áo dài tân thời may rộng hơn.

B. Áo dài tân thời có vạt con cắt ngắn lên và không nối giữa thân trước và thân sau.

C. Áo dài tân thời có cổ cao và tay dài.

D. Áo dài tân thời không có họa tiết trang trí.

Câu 2: Phong trào “Sống mới” và “Vui khoẻ” chủ yếu ảnh hưởng đến đối tượng nào ở Việt Nam? 

A. Những người lao động ở nông thôn.

B. Các nghệ nhân truyền thống.

C. Các sĩ quan quân đội.

D. Những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản và thanh niên thành thị.

Câu 3: Ai là người nghiên cứu và giới thiệu kiểu áo Lo Muya trên báo chí? 

A. Hoạ sĩ Cát Tường.

B. Hoạ sĩ Đoàn Thị Tình.

C. Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh.

D. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

Câu 4: Áo dài tân thời Lo Muya có đặc điểm gì nổi bật so với áo dài truyền thống? 

A. Áo dài Lo Muya có vạt áo dài và thẳng.

B. Áo dài Lo Muya có cổ áo khoét sâu và tay bồng.

C. Áo dài Lo Muya có vạt áo rất rộng và không có viền.

D. Áo dài Lo Muya được làm bằng vải dày và chỉ có một màu.

Câu 5: Phong trào áo dài tân thời bắt đầu vào những năm nào? 

A. Những năm 1920.

B. Những năm 1930.

C. Những năm 1940.

D. Những năm 1950. 

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Áo dài Lo Muya có đặc điểm gì nổi bật? 

A. Cổ áo cao, tay áo dài và liền thân.

B. Áo dài Lo Muya có vạt áo rộng và dài.

C. Áo dài Lo Muya chỉ có màu trắng và không có họa tiết.

D. Vai bồng, cổ áo khoét sâu, viền đăng-ten và gấu áo cắt hình sóng lượn.

Câu 2: Theo bài đọc, tại sao áo dài Lo Muya được giới thiệu ở thành thị? 

A. Để thể hiện sự tân tiến và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

B. Để giữ gìn truyền thống dân tộc.

C. Để phản đối sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp.

D. Để thay thế hoàn toàn áo dài truyền thống.

Câu 3: Phong trào mặc áo dài tân thời đầu thế kỉ XX đã có ảnh hưởng gì đến phụ nữ Việt Nam? 

A. Phụ nữ Việt Nam trở nên ít quan tâm đến các phong trào thời trang.

B. Phụ nữ Việt Nam đón nhận các yếu tố phương Tây, đồng thời cải cách trang phục của mình.

C. Phụ nữ Việt Nam từ chối tất cả những thay đổi về trang phục và giữ nguyên áo dài truyền thống.

D. Phụ nữ Việt Nam chỉ mặc áo dài truyền thống và không chịu ảnh hưởng của phương Tây.

Câu 4: Mùa hè, phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài bằng chất liệu vải nào? 

A. Vải nhung hoặc len.

B. Vải thô hoặc vải bông.

C. Lụa hoặc vải mỏng, màu sáng, hoa nhỏ.

D. Vải dạ hoặc vải cứng.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Từ sự phát triển của áo dài trong đầu thế kỉ XX, em có thể rút ra được gì về mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và sự tiếp nhận văn hóa phương Tây? 

A. Văn hóa phương Tây luôn được xem là yếu tố tiêu cực cần loại bỏ hoàn toàn.

B. Văn hóa phương Tây có thể được tiếp nhận một cách chọn lọc, hòa quyện với truyền thống để tạo ra sự đổi mới tích cực.

C. Việc tiếp nhận văn hóa phương Tây dẫn đến sự mất mát văn hóa truyền thống.

D. Văn hóa truyền thống luôn chiếm ưu thế tuyệt đối so với sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 7: Áo dài đầu thế kỉ XX (Đoàn Thị Tình)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay