Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01
Câu 1: Tư tưởng Ngô Tất Tố trong sáng tác nghệ thuật là gì?
A. Văn sử triết bất phân.
B. Văn dĩ tải đạo
C. Văn sử triết đồng quy
D. Văn học là thẩm mĩ
Câu 2: Đọc “Con gà thờ” và cho biết việc tác giả thuật lại một cách chi tiết cách luộc gà nhằm mục đích gì?
A. Làm cho câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn hơn mà còn nhấn mạnh sự chú trọng đến nghi lễ và hình thức bên ngoài, thay vì giá trị bên trong của con người và mối quan hệ giữa họ.
B. Để người đọc hiểu thêm về phong tục luộc gà
C. Nhấn mạnh khâu quan trọng của việc thờ cúng.
D. Thể hiện sự quan tâm đến phong tục cổ hủ.
Câu 3: Đọc đoạn văn sau: “Giữa lúc công việc túi bụi, bà mẹ ông ta lại bị ốm nặng, cả ngày chỉ nằm trên giường và rên hừ hừ. Tuy vậy, những việc cơm cháo, thuốc men cho bà cụ, ông ta giao mặc vợ con, vì mình không có thì giờ trông đến. Bà cụ hình như cũng biết thân mình không quan hệ bằng hai con gà, cho nên, mỗi khi thấy cháu gọi con lên buồng xem bà làm sao, bà ấy lại gạt ngay đi”. Em hiểu thế nào về tầm quan trọng của con gà lúc này?
A. Con gà được nuôi béo còn hơn cả con người
B. Con gà là vật tế quan trọng giúp ông chủ trọ lên lão
C. Con vật lúc này còn quan trọng hơn con người và người con chú trọng đến nghi lễ và hình thức bên ngoài của tục lệ làng hơn cả việc chăm sóc một người mẹ ốm đau.
D. Con gà giúp ông chủ trọ mãn nguyện cả đời
Câu 4: Đọc “Con gà thờ” và cho biết nhân vật “ông chủ" mua đôi gà cúng về để làm gì?
A. Để làm tục lệ cúng gia tiên
B. Để làm tục lệ di mộ
C. Để làm tục giỗ cha
D. Để làm tục lệ “lên lão”
Câu 5: Đọc “Con gà thờ” và cho biết nhân vật “ông chủ" chăm nuôi đôi gà cúng và yêu cầu mọi người trong gia đình phải gọi con gà là gì?
A. “gà" là “cháu"
B. “gà" là “thần tước"
C. “gà" là “người"
D. “gà" là “con"
Câu 6: Đọc “Con gà thờ” và cho biết ông chủ trọ nuôi gà để “lên lão” theo phương pháp nào?
A. Phương pháp thiên nhiên: cho gà ăn giun.
B. Phương pháp bào chế: cho gà ăn thuốc viên
C. Phương pháp vo viên: luyện cám như luyện thuốc tễ và đem viên lại mỗi viên độ lớn bằng đầu ngón tay và mớm cho gà ăn
D. Phương pháp bào chế: luyện cám như luyện thuốc tễ và đem viên lại mỗi viên độ lớn bằng đầu ngón tay và mớm cho gà ăn
Câu 7: Ngôi kể trong tác phẩm “Con gà thờ” là ngôi thứ mấy?
A. Ngôi kể hạn tri
B. Ngôi kể toàn tri
C. Ngôi kể thứ nhất
D. Ngôi kể thứ ba
Câu 8:Đoạn trích Tiền bạc và tình ái được trích từ tác phẩm nào?
A. Lão hà tiện.
B. Quan tham.
C. Chiếc áo khoác.
D. Tình yêu và thù hận.
Câu 9: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ?
A. Trưởng bưu cục – Sao lại không? Được ông vay tiền, thực là hạnh phúc rất lớn. Thưa ông, đây, xin rất vui lòng. Tôi xin tận tâm tận lực sẵn sàng hầu ông.
B. Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa ông.
C. Tất nhiên bi kịch là một cái gì đấy hay lắm khi nó được xử lí tốt; nhưng hài kịch cũng có cái hay cái đẹp của nó.
D. Người ta đòi hỏi những chân dung đó phải giống và bà chẳng thành công nếu không làm cho người ta nhận ra ở đấy những con người trong thời đại của bà.
Câu 10: Đoạn trích Thật và giả được trích từ tác phẩm nào?
A. Con nai đen.
B. Con ngỗng đen.
C. Tượng đá biết cười.
D. Con hươu đen
Câu 11: Nét độc đáo của kết cấu bài thơ “Ngõ Tràng An” là gì?
A. Sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại cùng thể thơ tự do, hình ảnh thơ chân thực nhịp thơ chậm rãi càng bộc lộ rõ ý tưởng của tác giả.
B. Nhịp thơ tiết tấu nhanh dồn dập đi kèm cùng với hình ảnh quá khứ hiện tại mang đến cho người đọc nhiều liên tưởng phong phú.
C. Mạch cảm xúc nhanh, gọn kết hợp cùng nhiều hình ảnh mộc mạc giản dị.
D. Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng cùng nhiều hình ảnh chân thực.
Câu 12: Ngôn ngữ trang trọng là gì?
A. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại.
B. Là ngôn ngữ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
C. Là ngôn ngữ dùng để viết.
D. Là ngôn ngữ đặc biệt thể hiện bằng kí hiệu, hình vẽ, màu sắc.
Câu 13: Đoạn văn sau sử dụng ngôn ngữ gì? Vì sao em lại khẳng định điều đó?
“Con gái yêu quý! Vậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thể tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật nuốt chửng con lúc nào không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giá trị con mong muốn. Con hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi con muốn nhé!”
A. Ngôn ngữ trang trọng. Vì sử dụng nhiều từ ngữ chọn lọc.
B. Ngôn ngữ khoa học vì có nhiều từ ngữ chuyên ngành.
C. Ngôn ngữ thân mật vì có nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc cá nhân.
D. Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày vì rất suồng sã.
Câu 14: Văn bản Trên những chặng đường hành quân trích từ đâu?
A. Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi.
B. Trên đường nhập ngũ.
C. Ánh sao trên đường hành quân.
D. Đất nước.
Câu 15: Đoạn trích “Trên những chặng đường hành quân” có sử dụng yếu tố hư cấu không? Vì sao?
A. Đoạn trích không sử dụng các yếu tố hư cấu. Bởi tất cả các sự kiện đều có thật trong đời sống, có thể kiểm chứng. Các sự kiện được kể gắn với dòng hồi tưởng của người viết.
B. Đoạn trích không sử dụng các yếu tố hư cấu vì đó là trải nghiệm mà chàng trai nghe được từ đồng đội của mình.
C. Đoạn trích có sử dụng các yếu tố hư cấu nhất là các địa danh để tăng thêm sự ác liệt của cuộc chiến.
D. Đoạn trích có sử dụng các yếu tố hư cấu nhất là các trận bom càn quét của địch và con số thương vong để tăng tính ác liệt của cuộc chiến.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................