Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Nội dung chính của nhật kí “Mãi mãi tuổi hai mươi” là gì?
A. Phóng sự về cuộc sống của người lính binh nhì với nhiều gian khổ nhưng ngời sáng lí tưởng, tràn đầy ước mơ, hoài bão và tình yêu thiết tha với Tổ quốc, quê hương, gia đình, bè bạn..., trong thời kì dân tộc ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước.
B. Ghi chép về cuộc sống của người lính binh nhì với nhiều gian khổ nhưng ngời sáng lí tưởng, tràn đầy ước mơ, hoài bão và tình yêu thiết tha với Tổ quốc, quê hương, gia đình, bè bạn..., trong thời kì dân tộc ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước.
C. Ghi chép về cuộc sống của người lính binh nhất với nhiều gian khổ nhưng ngời sáng lí tưởng, tràn đầy ước mơ, hoài bão và tình yêu thiết tha với Tổ quốc, quê hương, gia đình, bè bạn..., trong thời kì dân tộc ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước.
D. Ghi chép về cuộc sống của người lính binh nhì với nhiều gian khổ nhưng ngời sáng lí tưởng, tràn đầy ước mơ, hoài bão và tình yêu thiết tha với Tổ quốc, quê hương, gia đình, bè bạn..., trong thời kì dân tộc ta kháng chiến chống Pháp, đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 2: Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản “Trên những chặng đường hành quân…”?
A. Cảm hứng chủ đạo của văn bản là tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào chiến thắng.
B. Cảm hứng chủ đạo của văn bản là nỗi sợ chiến tranh
C. Cảm hứng chủ đạo của văn bản là niềm vui thanh xuân của người chiến sĩ
D. Cảm hứng chủ đạo của văn bản là sự hãnh diện khi chiến đấu
Câu 3: Trong bài thơ “Ngõ Tràng An”, có bao nhiêu nhân vật “tôi”?
A. Trong bài thơ không có nhân vật “tôi”
B. Trong bài thơ chỉ có ba nhân vật “tôi”.
C. Trong bài thơ chỉ có một nhân vật “tôi”.
D. Trong bài thơ có hai nhân vật “tôi”.
Câu 4: Bài thơ “Ngõ Tràng An” viết theo thể thơ gì?
A. Thể thơ Đường luật
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ năm chữ
D. Thể thơ tự do
Câu 5: Phóng sư “Cơm thầy cơm cô” xuất bản năm bao nhiêu?
A. 1976
B. 1939
C. 1936
D. 1930
Câu 6: Đọc “Con gà thờ” và đoạn trích “Cái giá trị làm người”, em hãy nêu đặc điểm của thể loại phóng sự?
A. Phản ánh xác thực hiện tượng của cuộc sống. Sử dụng biện pháp nghiệp vụ báo chí: điều tra
B. Phản ánh xác thực hiện tượng của cuộc sống. Kết hợp chi tiết lãng mạn với thái độ, đánh giá của người viết. Sử dụng biện pháp nghiệp vụ báo chí: điều tra
C. Phản ánh khách quan hiện thực của cuộc sống. Kết hợp chi tiết hiện thực với thái độ, đánh giá của người viết. Sử dụng biện pháp nghiệp vụ báo chí: điều tra
D. Phản ánh xác thực hiện tượng của cuộc sống. Kết hợp chi tiết hiện thực với thái độ, đánh giá của người viết. Sử dụng biện pháp nghiệp vụ báo chí: điều tra
Câu 7: Ngôi kể trong đoạn trích “Cái giá trị làm người” là ngôi thứ mấy?
A. Ngôi kể hạn tri
B. Ngôi kể toàn tri
C. Ngôi kể thứ nhất
D. Ngôi kể thứ ba
Câu 8:Đọc đoạn trích sau và cho biết lối viết phóng sự của Vũ Trọng Phụng: “…Nghĩa là có khi không bằng giá súc vật. Thật vậy, tôi thấy một vài con chó còn được chủ mua thịt bò cho ăn. Có khi, con chó mỗi tháng khiến chủ tốn kém hơn một đứa tôi tớ trong nhà.”
A. Lối viết trào phúng, châm biếm sắc sảo đã làm rõ bộ mặt của xã hội đương thời đẩy người dân vào tình cảnh cùng quẫn, xót xa.
B. Lối viết nhẹ nhàng đã làm rõ bộ mặt của xã hội đương thời đẩy người dân vào tình cảnh cùng quẫn, xót xa.
C. Lối viết hiện thực sảo đã làm rõ bộ mặt của xã hội đương thời đẩy người dân vào tình cảnh cùng quẫn, xót xa.
D. Lối viết bi hài sắc sảo đã làm rõ bộ mặt của xã hội đương thời đẩy người dân vào tình cảnh cùng quẫn, xót xa.
Câu 9: Cốt truyện hài kịch mang đặc điểm gì?
A. Thường là câu chuyện đời thường, dựa trên tình huống gây cười (hiểu lầm, nhầm lẫn, trùng hợp ngẫu nhiên,...) dẫn đến nghịch cảnh trớ trêu, bộc lộ bản chất, tính cách đáng chê cười của nhân vật, nhiều khi có kết cục dở khóc dở cười,...
B. Thường là câu chuyện chính trị, dựa trên tình huống gây cười (hiểu lầm, nhầm lẫn, trùng hợp ngẫu nhiên,...) dẫn đến nghịch cảnh trớ trêu, bộc lộ bản chất, tính cách đáng chê cười của nhân vật, nhiều khi có kết cục dở khóc dở cười,...
C. Thường là câu chuyện đời thường, dựa trên tình huống gây hiểu lầm, nhầm lẫn, trùng hợp ngẫu nhiên,...
D. Thường là câu chuyện đời thường, dựa trên tình huống bi kịch.
Câu 10: Đọc đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra và cho biết Khơ-lét-xta-cốp có coi số tiền y nhận được là nhận hối lộ không? Vì sao?
A. Không vì y làm gì phải là quan thanh tra đâu.
B. Không vì y cho rằng mình đang đi mượn.
C. Không vì y nghiễm nhiên cho rằng y là quan thanh tra và y nhận tiền thì sẽ giúp đỡ che giấu tội lỗi cho bọn chúng.
D. Không vì y không có khái niệm đó.
Câu 11: Xác định dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.
A. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
B. Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ : chết một cách bình tĩnh.
C. Có sự xuất hiện của yếu tố giễu nhại.
D. Sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.
Câu 12: Xác định ngôi kể trong đoạn trích Con gà thờ?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ ba.
C. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 đan xen.
D. Ngôi kể không xác định được.
Câu 13: Trong đoạn trích Thật và giả, không gian “cung điện nguy nga” thời gian “sắp sang một ngày mới” và “trời đất bình tĩnh quá” có vai trò gì trong việc khắc họa nội tâm nhân vật khi đối diện với chính mình?
A. Thể hiện sự cô đơn, lạnh lẽo trong chính “ngôi nhà của mình”, những thứ sa hoa không thể lấp đầy cảm giác trống trải bên trong tâm hồn.
B. Thể hiện sự buông xuôi chán chường với thực tại ngổn ngang của một vị Vua.
C. Thể hiện sự cô đơn lẻ loi của một vị Vua đứng trước muôn người nhưng lại chẳng tìm thấy một người để lấy làm vợ.
D. Thể hiện sự buồn chán với thực tại giả dối.
Câu 14: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau đây:
“Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí… Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành… Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa… Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín…”
A. Liệt kê.
B. So sánh, hoán dụ.
C. Nhân hóa.
D. Liệt kê, điệp từ.
Câu 15: Việc chọn ngôi kể thứ nhất trong đoạn trích”Con gà thờ” có vai trò gì?
A. Miêu tả chân thực về hủ tục trong làng V.Đ.
B. Có thể bộc lộ suy nghĩ thoải mái.
C. Thể hiện cái nhìn phiến diện về sự việc xảy ra với ông chủ trọ.
D. Tăng thêm tính chân thực cho sự việc đồng thời có thể bộc lộ suy nghĩ cách nhìn về sự việc diễn ra tại nhà ông chủ trọ.
Câu 16:............................................
............................................
............................................