Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 03

Câu 1: Mô – li – e đã có công gì với nền hài kịch thế giới?

A. Là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch lên đỉnh cao.

B. Là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp.

C. Là người nổi tiếng nhất của nền hài kịch của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp.

D. Là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Anh, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp.

Câu 2: Đâu không phải là tác phẩm của Mô  - li  - e?

A. Rô – mê – ô và Ju – li - ét

B. Bệnh tưởng

C. Lão hà tiện

D. Trưởng giả học làm sang

Câu 3Em hay cho biết quan điểm của Mô  - li  - e về ý nghĩa xã hội của hài kịch?

A.  Tiêu diệt bi kịch

B.  Báng bổ xã hội bằng tiếng cười

C.  Sửa chữa phong hóa bằng tiếng cười

D. Sửa chữa chính trị bằng tiếng cười

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và cho biết tác dụng của sử dụng câu hỏi nghi vấn liên tiếp: “Ác-pa-gông (kêu trộm từ trong vườn chạy ra, đầu không mũ) – Ôi, kẻ trộm! Ôi, kẻ trộm! Ôi, có kẻ sát nhân! Ôi, có kẻ sát nhân! Xét xử cho tôi, tròi cao đất dày! Tôi bị nguy rồi, bị ám sát rồi! Nó đã cắt cổ tôi, nó đã lấy trộm tiền bạc của tôi! Nó là đứa nào! Nó ra sao rồi? Nó ở đâu? Nó trốn đâu? Làm thế nào để tìm thấy nó? Nên chạy ngả nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại!”.

A. Thể hiện sự cô đơn của Ác-pa-gông.

B. Nhấn mạnh vào nỗi lo của Ác-pa-gông

C. Thể hiện sự giận dữ tâm lí nhân vật 

D. Thể hiện trạng thái tâm lí, tính cách hoảng loạn của Ác-pa-gông khi bị mất tiền

Câu 5: Đọc đoạn trích “Tiền bạc và tình ái”, ta thấy rõ bản chất tính cách của Ác-pa-gông là gì?

A. Không quan tâm đến tình cảm gia đình

B. Ích kỹ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình

C. Tiền bạc là lẽ sống, là lí tưởng cao nhất của ông, tình cảm gia đình, xã hội đều không đáng giá với ông

D. Độc ác, chỉ nghĩ đến hạnh phúc bản thân

Câu 6: Đoạn trích “Tiền bạc và tình ái” thuộc hồi mấy vở kịch Lão hà tiện?

A. Hồi IV và V.

B. Hồi VI.

C. Hồi VII.

D. Hồi VIII.

Câu 7: Đoạn trích Tiền bạc và tình ái được trích từ tác phẩm nào?

A. Lão hà tiện.

B. Quan tham.

C. Chiếc áo khoác.

D. Tình yêu và thù hận.

Câu 8:Nội dung chính của đoạn trích Lão hà tiện là gì?

A. Màn độc thoại của Ác-pa-gông khi phát hiện bị mất tráp tiền và cuộc đối thoại giữa hắn và Ba-le-rơ.

B. Màn đối thoại giữa Ác-pa-gông và các con của mình.

C. Là cảnh tra hỏi tiền và mặc cả của Ác-pa-gông và tên cướp.

D. Là màn tra hỏi Ba-le-rơ của viên cảnh sát.

Câu 9: Đọc văn bản Đối tượng và những khó khăn của hài kịch, em hiểu con người tử tế mà Đô – răng nói là con người như thế nào?

A. “Con người tử tế” là người có lương tri, nhận thức đúng đắn về cuộc sống, biết phân biệt trái phải, sống đúng đạo đức.

B. “Con người tử tế” là con người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân.

C. “Con người tử tế” là con người hạnh phúc, được sống trong sự sung túc.

D. “Con người tử tế” được đào tạo hoàn chỉnh về mặt thẩm mĩ

Câu 10: Đọc văn bản Đối tượng và những khó khăn của hài kịch, vì sao Đô- răng cho rằng “Gây cười cho những con người tử tế đâu phải chuyện dễ dàng”?

A. Tiếng cười của “con người tử tế” thường khó khăn vì họ là những con người có học thức, không dễ bị gây cười trước những tình huống đơn giản.

B. Tiếng cười của “con người tử tế” thường ở cấp độ thấp hơn, nên khó có thể gây cười với những tiểu phẩm chưa được hoàn chỉnh.

C. Tiếng cười của “con người tử tế” ở cấp độ cao hơn, không chỉ là tiếng cười giải trí, mà là cười trầm trồ, phản tỉnh trước cái phi lí, bất thiện, bất toàn trong đời sống. Để gây tiếng cười cho “con người tử tế” nhà soạn kịch phải biết sáng tạo cái mới (tình huống kịch, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp…) khởi sâu ý nghĩa xã hội và triết học của tiếng cười – điều này không dễ, đòi hỏi tài năng và tâm huyết của người sáng tạo.

D. Vì hài kịch chưa thật sự xuất sắc và thu hút được khối lượng “con người tử tế” xem và cười vì vở kịch đó.

Câu 11: Tìm những hình ảnh thể hiện sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ trong bài thơ Ngõ Tràng An?

A. Hình ảnh ngôi chùa, luồn cột đèn, cô bạn nhỏ, bóng mít, hoa đại rụng vào tôi....

B. Hoa đại, chiếc tầu bay giấy, cô bạn nhỏ.

C. Ngôi chùa, bóng cau, cây mít.

D. Cây mít, hoa đại, chiếc tầu bay.

Câu 12: Bài thơ Ngõ Tràng An trích từ tập nào?

A. Thơ thơ.

B. Thơ với cuộc đời.

C. Thơ với tuổi thơ.

D. Cuộc đời và trang viết.

Câu 13: Trong văn bản “Con gà thờ”, việc thuật lại chi tiết cách luộc gà nhằm mục đích gì?

A. Thể hiện tính nghiêm trọng của vấn đề.

B. Thể hiện sự tỉ mỉ của con người để tạo ra một món ăn ngon.

C. Thể hiện sự kì công cũng như sự quan trọng của tục lệ lên lão trong làng V.Đ.

D. Thể hiện hủ tục của làng.

Câu 14: Đoạn trích Con gà thờ thuộc thiên thứ bao nhiêu trong phóng sự Việc làng?

A. Thứ tám. 

B. Thứ chín.

C. Thứ mười.

D. Thứ mười một.

Câu 15: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền?

A. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh đối lập khi miêu tả sự hung bạo của con sông Đà. Sự nguy hiểm của nó không chỉ cao mà còn bí hiểm.

B. Thể hiện sự hùng vĩ của sông Đà.

C. Thể hiện sự bí hiểm của dòng sông này.

D. Thể hiện sự hiểm trở mà hùng vĩ của dòng sông này.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay