Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và cho biết biện pháp tu từ được sử dụng là gì?
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
(Lưu Trọng Lư)
A. So sánh
B. Điệp ngữ phủ định
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 2: Em hiểu thế nào về phong cách hiện thực?
A. Là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc họa chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống và môi trường xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần những mặt tiêu cực của thực tại.
B. Là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc họa chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về chính trị và kinh tế với cảm hứng ngợi ca.
C. Là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc họa chính xác, tỉ mỉ những bức tranh về chiến tranh với cảm hứng hào hùng, mạnh mẽ
D. Là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc họa chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống và môi trường xã hội với cảm hứng ca ngợi những điều tích cực.
Câu 3: Đâu không phải nhà văn hiện thực của Việt Nam trong những năm 1930-1945?
A. Nam Cao
B. Ngô Tất Tố
C. Bảo Ninh
D. Nguyễn Công Hoan
Câu 4: Đâu không phải là tác phẩm của Nam Cao?
A. Sống mòn
B. Tư cách mõ
C. Số đỏ
D. Nửa đêm
Câu 5: Nôi dung chính của bài thơ Lá diêu bông là gì?
A. Bài thơ Lá diêu bông thể hiện nỗi thất vọng khi người em không tìm thấy lá diêu bông.
B. Bài thơ Lá diêu bông thể hiện nỗi buồn đau khi người em không đến được với người chị
C. Bài thơ Lá diêu bông thể hiện nỗi khát khao không được thỏa mãn về một tình yêu đích thực, là sự tái lặp nỗi đau bi kịch của tình yêu cha mẹ và là sự vô vọng của hành trình đi tìm bản ngã đích thực của tác giả
D. Bài thơ Lá diêu bông thể hiện nỗi khát khao của tình yêu không chạm tới được
Câu 6: Em hiểu thế nào về yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì?
A. Yếu tố kì ảo là những yếu tố kì lạ, hoang đường thể hiện qua sự kiện, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, thủ pháp nghệ thuật,... của truyện kể.
B. Yếu tố kì ảo là những yếu tố có thật thể hiện qua nhân vật, thủ pháp của truyện kể
C. Yếu tố kì ảo là những yếu tố được lãng mạn hóa
D. Yếu tố kì ảo là những yếu tố trong truyện dân gian.
Câu 7: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm không người săn sóc, không kẻ đỡ thay”?
A. Phép liệt kê và phép nhân hóa
B. Phép liệt kê và phép so sánh
C. Phép liệt kê và phép ẩn dụ
D. Phép liệt kê và phép hoán dụ
Câu 8:Đâu là những đặc điểm của yếu tố kì ảo?
A. Thế giới viễn tưởng về giấc mơ du hành vũ trụ
B. Thế giới của khoa học công nghệ
C. Thế giới tưởng tượng, sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên, thế giới của thánh, thần, ma quỷ
D. Thế giới thật với mọi góc cạnh
Câu 9: Chỉ ra bóng dáng hiện thực qua các chi tiết kì ảo của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”?
A. Đằng sau những yếu tố thần kì đó là những hiện thực về bọn quan vô lại, hiện thực về sự nhiễu loạn trong nhân dân, hiện thực về sự bất công và hiện thực về những con người khẳng khái, cương trực như Tử Văn.
B. Đằng sau những yếu tố thần kì đó là những hiện thực về sự khinh nhờ tâm linh, quỷ thần
C. Đằng sau những yếu tố thần kì đó là những mong muốn về một thế giới công bằng, chính trực.
D. Đằng sau những yếu tố thần kì đó là những hiện thực về thế giới thần tiên xấu xa, độc ác.
Câu 10: Chỉ ra tác dụng của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
A. Làm cho câu chuyện trở nên độc đáo về chủ đề và tính cách của nhân vật. Tạo dựng nên một ước mơ về một thế giới công bằng.
B. Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, kịch tính, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mà còn góp phần làm nổi bật chủ đề, nội dung và tính cách của từng nhân vật theo tuyến thiện - ác, từ đó phản ánh mơ ước của nhân dân ta về một thế giới công bằng bình đẳng, chân lý "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác" được thực thi ở muôn nơi không kể chốn nhân gian hay cõi âm ti địa ngục.
C. Sáng tỏ chân lí ở hiền gặp lành
D. Chỉ để phản ánh ước mơ của nhân dân.
Câu 11: Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Bối cảnh trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14/12/ 1861 trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Nghĩa sĩ giết được hai tên quan Pháp, một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại.
B. Bối cảnh trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14/1/ 1861 trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Nghĩa sĩ giết được hai tên quan Pháp, một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại.
C. Bối cảnh trận tập kích đồn quân Mỹ ở Cần Giuộc đêm 14/12/ 1861 trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Nghĩa sĩ giết được hai tên quan Mỹ, một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại.
D. Bối cảnh trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14/12/ 1891 trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Nghĩa sĩ giết được hai tên quan Pháp, một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại.
Câu 12: Trường hợp sau đây người nói sử dụng ngôn ngữ có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy?
“Mình thấy Thúy Kiều là một người con gái đa tài và đẹp ơi là đẹp nhưng lại bị xã hội phong kiến vùi dập.”
A. Có vì sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Không, vì người viết sử dụng nhiều từ ngữ không phù hợp trong bài văn nghị luận văn học.
C. Có vì ngôn ngữ sử dụng rất phù hợp với bài văn nghị luận văn học.
D. Có vì câu từ, thái độ người viết hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của bài văn nghị luận văn học.
Câu 13: Sự khác biệt giữa hình ảnh “con cò” trong thơ Xuân Diệu và “con cò” trong thơ Vương Bột là gì?
A. Con cò trong thơ Vương Bột là sự quan sát.
B. Con cò trong thơ Xuân Diệu là con cò của sự quan sát và cảm nhận của nhà thơ.
C. Con cò của Vương Bột là sự cô đơn. Còn Xuân Diệu là sự mới mẻ.
D. Là do hoàn cảnh cũng như thời gian tạo nên sự khác biệt.
Câu 14: Nhân vật nào được nhắc đến trong bài thơ Lá Diêu Bông?
A. “Tôi” và “Em”.
B. “Em” và “Chị”
C. “Em” và “Anh”.
D. “Anh” và “Tôi”
Câu 15: Tại sao nói: bài thơ Hoàng Hạc lâu miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời và con người?
A. Vì tác giả miêu tả đối tượng bằng những từ ngữ bình dị, đời thường, những hình ảnh gần gũi dễ hiểu. Đồng thời gửi gắm những nỗi niềm suy tư và cảm nhận rất chân thật của bản thân.
B. Vì tác giả đã miêu tả một di tích xưa từ điểm nhìn của con người hiện tại.
C. Vì tác giả lồng ghép cảm xúc của mình vào trong bài thơ.
D. Vì tác giả miêu tả một di tích đậm dấu ấn của lịch sử.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................