Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 03

Câu 1: Em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của văn học trung đại?

A. Khu biệt văn chương với sử, triết

B. Văn, sử, triết bất phân

C. Coi văn chương là phương tiện truyền bá chính trị

D. Đề cao ý thức cá nhân

Câu 2:  Trong sự cảm nghiệm về cuộc đời con người giữa dòng sinh hóa, Huy Cận gây ám ảnh cho người đọc bởi hình ảnh: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Em hiểu thế nào về câu thơ này?

A.  Sống trong dòng lưu chuyển sinh hóa, con người đâu giống một cành củi nhỏ bé. Con người vì nhiều lẽ, bị đẩy đưa, lưu lạc “mấy dòng”. Con người đôi khi suy nghĩ và hành động bằng vô thức, cảm tính, bản năng, rồi lắm khi vắt đến giọt chịu đựng cuối cùng, sẽ lại phó mặc cho sông đời, biển đời đưa đẩy. 

B. Con người trôi nổi và lạc trên nhiều dòng sông

C. Mô tả cành củi bị nước quấn trôi

D. Thân phận trôi nổi của nhà thơ

Câu 3:  Men theo diễn trình tuyến tính của ngôn từ bài thơ Tràng giang, ta có thể thấy Huy Cận có ít nhất hai lần đi kiếm tìm dấu vết sự sống của con người giữa không gian Tràng giang cách li, cô lập. Đó là những lần nào?

A.  Lần thứ nhất, ông gửi niềm hi vọng cứu cánh vào: “tiếng làng xa vãn chơ chiều”. Lần thứ hai, ông gửi niềm hi vọng cứu cánh vào “khói hoàng hôn”

B.  Lần thứ nhất, ông gửi niềm hi vọng cứu cánh vào: “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Lần thứ hai, ông gửi niềm hi vọng cứu cánh vào những “đò”, những “cầu.

C.  Lần thứ nhất, ông gửi niềm hi vọng cứu cánh vào: “tiếng làng xa vãn chơ chiều”. Lần thứ hai, ông gửi niềm hi vọng cứu cánh vào những “đò”, những “cầu.

D.  Lần thứ nhất, ông gửi niềm hi vọng cứu cánh vào: “tiếng làng xa vãn chơ chiều”. Lần thứ hai, ông gửi niềm hi vọng cứu cánh vào tiếng “Gió đìu hiu”

Câu 4: Theo bài thơ “Tràng giang”, Huy Cận đang đứng trên mảnh đất quê hương mình; vậy, cớ sao “lòng quê” lại luôn “dợn dợn”?

A. Vì cô đơn, trống vắng, tức cảnh sinh tình

B. Vì cảm thấy quê hương không còn như trong kí ức của mình

C. Bởi nỗi buồn của chàng Huy hôm nay là nỗi buồn của một con người mang trong mình tâm trạng và nỗi lòng của kẻ “thiếu quê hương”, cũng là tâm trạng và nỗi lòng của một thế hệ thanh niên trước Cách mạng.

D. Vì muốn âm thầm gửi gắm tình yêu quê hương qua bài thơ.

Câu 5: Cái Tôi trữ tình trong Tràng giang nói riêng và các sáng tác trong Lửa thiêng nói chung, đặt trong mối quan hệ với văn học xưa là sự pha trộn giữa các phong cách gì?

A. Phong cách trung đại và tinh thần hậu hiện đại.

B. Phong cách cổ điển và phong cách trung đại

C. Phong cách cổ điển và tinh thần thời đại mới.

D. Phong cách cổ điển và tinh thần lãng mạn.

Câu 6: Thể thơ của “Hoàng Hạc lâu” là gì?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thơ lục bát

C. Thơ bảy chữ

D. Tứ tuyệt Đường luật

Câu 7: Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?

A. Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế.

B. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

C. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân.

D. Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động.

Câu 8:Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, tác giả đã nhắc nhiều lần cái vầng sáng toả ra từ ánh đèn nhỏ của gánh nước nhà chị Tí. Nó có ý nghĩa gì?

A. Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương.

B. Một thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị.

C. Gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam.

D. Gợi lên những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối của những người nghèo khổ trong màn đêm của xã hội cũ.

Câu 9: Đỉnh cao của phong trào thơ mới gọi tên ai?

A. Xuân Diệu, Nguyễn Nhược Pháp, Tế Hanh.

B. Xuân Diệu, Huy Cận, Tản Đà.

C. Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính.

D. Xuân Diệu, Vũ Đình Liên, Tản Đà.

Câu 10: Cho đoạn văn sau: “So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng, chính xác và có sự điều chỉnh nên sai sót gặp phải sẽ ít hơn. Cách truyền đạt tới người tiếp nhận cũng sẽ được cụ thể, người đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần.”

Nhận xét nào sau đây khôngphải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?

A. Từ ngữ tự nhiên.

B. Từ ngữ chọn lọc.

C. Từ ngữ có tính khẩu ngữ.

D. Dùng hình thức tỉnh lược.

Câu 11: Dòng nào nói đúng nhất về nhà thơ Xuân Diệu:

A. Xuân Diệu (1916 – 1985) là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Ông được ví như ông hoàng của tình ca với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có Vội vàng đã được học ở chương trình ngữ văn 10.

B. Xuân Diệu (1916 - 1985) là tác giả nổi tiếng của phong trào văn học hiện thực phê phán. Ông được biết đến là một cây bút sắc sảo có cái nhìn vô cùng chân thực và mới lạ về cuộc sống.

C. Xuân Diệu là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như Vội vàng, Tự tình, Nguyệt cầm….

D. Xuân Diệu là nhà thơ mới nổi tiếng trong thi đàn Việt Nam. Bên cạnh việc làm thơ ông còn rất đa tài khi vừa vẽ tranh vừa viết kịch. 

Câu 12: Cái cảm giác trống trải, xa vắng của không gian "tràng giang" trong khổ thơ thứ ba bài “Tràng giang” của Huy Cận, chủ yếu được tô đậm bởi yếu tố nghệ thuật nào?

A. Điệp cú pháp và từ phủ định.

B. Ẩn dụ.

C. Âm hưởng, nhạc điệu.

D. Tả cảnh ngụ tình.

Câu 13: Đoạn văn nào sau đây “biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhân dân đời đời ngưỡng mộ, Tổ quốc đời đời ghi công”? 

A. “Nhớ linh xưa; cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chi biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

B. “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sấm dao tu, nón gõ”.

C. “Ôi! Một trận khói tan; ngàn năm tiết rỡ. (...) Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu đề thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.

D. “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”.

Câu 14: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần (lung khởi, thích thực, ai vãn, kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần “lung khởi”?

A. Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế.

B. Luận chung về lẽ sống chết.

C. Kể công đức của người quá cố.

D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố.

Câu 15: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

A. Bầu trời xanh ngắt một màu in bóng xuống dòng sông.

B. Dòng sông xanh ngắt một màu phản chiếu hình ảnh bầu trời.

C. Dòng sông in bóng bầu trời xanh ngắt một màu.

D. Bầu trời in bóng xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay