Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Đâu không phải nhà thơ trong phong trào thơ mới?
A. Thế Lữ
B. Thôi Hiệu
C. Xuân Diệu
D. Nguyễn Bính
Câu 2: Em hiểu thế nào về phong cách hiện thực?
A. là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc hoạ chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống và môi trường xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần những mặt tiêu cực của thực tại
B. là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc hoạ sơ lược những bức tranh chân thực về cuộc sống và môi trường xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần những mặt tiêu cực của thực tại
C. là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc hoạ chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về chính trị và môi trường xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần những mặt tiêu cực của thực tại
D. là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc hoạ chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống và môi trường xã hội với cảm hứng ngợi ca, cổ vũ.
Câu 3: Văn học có ba giá trị chính là nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Em hãy nêu cách hiểu của em về giá trị thẩm mĩ?
A. Phẩm chất đạo đức, thay đổi thế giới quan, nhân sinh quán
B. Hiểu biết về tự nhiên, xã hội và về chính bản thân
C. Khả năng thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp, phát triển năng lực, thị hiếu về cái đẹp cho người đọc.
D. Phát triển hiểu biết về chính trị
Câu 4: Câu nào là câu ghép trong các câu sau:
A. Ta khó mà ở cho vừa ý họ.
B. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
C. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng.
D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Câu 5: Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm “Lão Hạc”?
A. Con trai lão Hạc
B. Vợ ông giáo
C. Ông giáo
D. Binh Tư
Câu 6: Đọc truyện ngắn “Lão Hạc” và nêu một số nét tính cách chính của nhân vật lão Hạc?
A. Lão Hạc là một người nông dân có mảnh đời vô cùng nghèo khổ, bất hạnh nhưng lại luôn giữ được nhân cách trong sạch, tâm hồn thanh cao.
B. Lão Hạc là một người địa chủ giàu có, bất hạnh nhưng lại luôn giữ được nhân cách trong sạch, tâm hồn thanh cao.
C. Lão Hạc là một người nông dân có mảnh đời vô cùng nghèo khổ, bất hạnh, ông không giữ được thiên lương của mình và sa đà vào những điều phù phiếm
D. Lão Hạc là một người nông dân mạnh mẽ và luôn giữ được nhân cách trong sạch, tâm hồn thanh cao.
Câu 7: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại truyện truyền kì?
A. Thánh tông di thảo.
B. Truyền kì mạn lục.
C. Truyền kì tân phá.
D. Hoàng Lê nhất thống chí.
Câu 8:Đặc điểm của ngôn ngữ viết là gì?
A. Được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận.
B. Được thể hiện qua hình vẽ, màu sắc, bố cục.
C. Được thể hiện qua lời nói, truyền miệng từ người này sang người kia.
D. Là sự kết hợp của ngôn ngữ nói và kể chuyện với hình vẽ màu sắc.
Câu 9: Đoạn trích Xuân Diệu của tác giả nào?
A. Hoài Thanh.
B. Hoài Chân.
C. Nguyễn Đình Thi.
D. Hoài Thanh – Hoài Chân.
Câu 10: Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu?
A. Sông Hán Dương, lầu Hoàng Hạc.
B. Sông Hán Dương, bãi Anh Vũ.
C. Sông Dương Tử, sông Hằng.
D. Bãi Anh Vũ, lầu Hoàng Hạc, sông Tiền Đường.
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với tập “Lửa thiêng” của Huy Cận
A. Bao trùm “Lửa thiêng” là một nỗi buồn mênh mông, da diết.
B. Tràn ngập tập “Lửa thiêng” là bài ca ca ngợi tình yêu đôi lứa.
C. Hồn thơ “ảo não”, bơ vơ trong “Lửa thiêng” vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời.
D. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn.
Câu 12: Trong khổ một bài thơ Tràng giang của Huy Cận, hình ảnh nào mang lại dáng vẻ hiện đại của Thơ mới?
A. "Củi một cành khô".
B. "Thuyền về nước lại".
C. "Sóng gợn tràng giang".
D. "Con thuyền xuôi mái".
Câu 13: Để sửa lỗi câu mơ hồ bạn cần làm gì?
A. Phải xác định được ý cần biểu đạt.
B. Đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
C. Đầu tiên bạn nên xác định ý cần biểu đạt sau đó đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
D. Cần nắm bắt được ý của người viết.
Câu 14: Nêu cách hiểu chính xác nhất của câu sau: “Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng”.
A. Trong vườn một màu vàng là hoa cúc.
B. Trong vườn hoa cúc nở một màu vàng rực.
C. Hoa cúc nở rộ một màu vàng rực trong vườn.
D. Hoa cúc vàng một màu nở rộ trong vườn.
Câu 15: Bài thơ Lá Diêu Bông viết theo thể thơ nào?
A. Tự do.
B. Ngũ ngôn.
C. Thất ngôn.
D. Lục bát.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................