Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 05
Câu 1: Đọc câu thơ sau trong bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn: “Bốn mặt tròn xoe ngất một vòm” và cho biết ý nghĩa của hình ảnh “Bốn mặt tròn xoe”?
A. Thể hiện sự cao vút, mạnh mẽ của núi, cùng với những chi tiết như đá khe, đất cao tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của núi.
B. Tạo hình ảnh về sự toàn vẹn, hoàn mỹ của núi Tản Viên
C. Tạo hình ảnh về những đỉnh núi xanh mướt, liền kề nhau, tạo thành một dải đẹp mắt
D. Gợi lên vẻ đẹp tinh tế, huyền bí của thiên nhiên núi Tản Viên
Câu 2: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn là gì?
A. Sự kính trọng và tôn vinh đối với thiên nhiên và vị thần, cùng với sự cao khiết và mạnh mẽ của núi Tản Viên. Núi Tản Viên không chỉ là một địa danh, mà còn là biểu tượng của đất Bắc, được tôn vinh và kính trọng bởi Cao Bá Quát.
B. Tình yêu quê hương thiên nhiên với núi rừng hung vĩ.
C. Cảm giác gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
D. Tình yêu thương đối với một danh sơn hung vĩ
Câu 3: Vì sao những tiếng khóc trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” tuy đau thương nhưng lại không hề bi lụy?
A. Vì họ đã cống hiến một cách cao cả nên tiếng khóc ấy không hề bi kụy mà hào hung.
B. Vì cái chết của họ đổi được sự ấm no, hòa bình của đất nước.
C. Vì trong nỗi đau vẫn có niềm cảm phục và tự hào đối với người nghĩa sĩ. Đó là những người dân bình thường dám đứng lên bảo vệ đất nước của mình chống lại kẻ thù, họ thà chết vinh còn hơn sống nhục.
D. Vì nỗi bi lụy sẽ ảnh hưởng đền tinh thần chiến đấu của chiến sĩ
Câu 4: Nét đặc sắc gì về thủ pháp nghệ thuật trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là gì?
A. Thủ pháp hoán dụ của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.
B. Thủ pháp ẩn dụ của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.
C. Thủ pháp so sánh và nhân hóa của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.
D. Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.
Câu 5: Nội dung chính của phần Ai vãn trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là gì?
A. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
B. Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
C. Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ
D. Lòng yêu nước nồng nàn
Câu 6: Đọc “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và cho biết trong các việc làm dưới đây, việc làm nào của Ngô Tử Văn là hành động trừ hại cho dân?
A. Đánh bọn quỷ Dạ Xoa.
B. Đốt đền của một tên hung thần vốn là một tướng giặc xâm lược
C. Chống lại Diêm Vương.
D. Trở thành quan phán sự
Câu 7: Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là gì?
A. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
B. Tập sách ghi chép những điều hoang đường.
C. Tập sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ và được lưu truyền.
D. Tập sách ghi chép những điều kì lạ.
Câu 8: Ở đoạn mở đầu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên , Nguyễn Dữ vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn dắt người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử Văn đốt đền.
Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?
A. Tạo bất ngờ, kịch tính và gây hồi hộp ngay từ đầu.
B. Tạo ấn tượng rõ rệt và gây sự chú ý đặc biệt đến người đốt đền.
C. Tạo một mối hoài nghi, hoang mang lớn trong lòng người đọc.
D. Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ dòng đầu.
Câu 9: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, chi tiết nào đóng vai trò làm nền cho việc triển khai hàng loạt các chi tiết hoang đường kì ảo?
A. Chi tiết Bách hộ đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền.
B. Chi tiết Tử Văn thấy khó chịu, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét sau khi đốt đền.
C. Chi tiết lũ quỷ Dạ Xoa đến dẫn Tử Văn xuống âm phủ.
D. Chi tiết viên Thổ công đến nói với Tử Văn sự thực.
Câu 10: Đọc đoạn trích văn bản Xuân Diệu và cho biết dòng nào nói đúng nhất về đặc điểm của thơ Xuân Diệu?
A. Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này.
B. Thơ Xuân Diệu có gì đó gấp gáp vội vã nhưng cuồng say. Có lúc lại bi lụy sầu thương.
C. Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này – thơ ông say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.
D. Thơ Xuân Diệu sử dụng điêu luyện các vốn từ vựng cùng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
Câu 11: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?
A. Bài báo ghi lại cuộc tọa đàm
B. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp.
C. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước.
D. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học.
Câu 12: Đọc văn bản “Hai đứa trẻ”, câu văn nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn?
A. “Liên ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen”.
B. “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”.
C. “Cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”.
D. “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
Câu 13: Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn sau:
“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
A. Sự yếu đuối của lão Hạc.
B. Sự già nua của lão Hạc.
C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc.
D. Sự cực khổ của lão Hạc.
Câu 14: Nghệ thuật của bài thơ Hoàng Hạc Lâu là gì?
A. Vận dụng linh hoạt luật thơ và có những cách sáng tạo góp phần thể hiện cái hay cái đẹp của bài thơ.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh hấp dẫn.
C. Sử dụng nhiều hình ảnh cùng với sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại.
D. Vận dụng linh hoạt luật thơ và có những cách sáng tạo góp phần thể hiện cái hay cái đẹp của bài thơ, cùng với những thanh điệu tài tình, kết hợp với hình ảnh ngôn ngơ tinh tế.
Câu 15: Đọc văn bản “Hai đứa trẻ” và cho biết tâm trạng của Liên khi nhìn thấy những đứa trẻ con nghèo nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại?
A. Buồn man mác.
B. Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.
C. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.
D. Liên lặng theo mơ tưởng về cuộc đời mình.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................