Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối Bài 8: Trạng ngữ, Nghĩa của từ ngữ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Trạng ngữ, Nghĩa của từ ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (Tr56)
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Trạng ngữ là gì?
A. Là thành phần chính của câu
B. Là thành phần phụ của câu
C. là biện pháp tu từ trong câu
D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt
Câu 2: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
B. Theo vị trí của chúng trong câu
C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
D. Theo mục đích nói của câu
Câu 3: Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng:
A. dấu hai chấm
B. dấu chấm
C. dấu chấm than
D. dấu phẩy
Câu 4: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định: Chọn câu trả lời sai:
A. thời gian
B. nơi chốn, địa điểm
C. đối tượng, chủ thể
D. nguyên nhân, mục đích
Câu 5: Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi. Chọn câu trả lời sai:
A. Để làm gì?
B. Khi nào?
C. Vì sao?
D. Ai? Cái gì?
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Dòng nào thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu?
A. Thành ngữ chỉ có thể làm vị ngữ trong câu.
B. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ...
C. Thành ngữ luôn luôn đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu.
D. Thành ngữ chỉ có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ...
Câu 2: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít”. (Vũ Tú Nam)?
A. Cây gạo
B. Mùa Xuân
C.Gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít
D.Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ nguyên nhân
Câu 5: Trạng ngữ trong câu sau là trạng ngữ gì? “Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đinh, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.”
A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
C. Trạng ngữ chỉ thời gian
D. Trạng ngữ chỉ mục đích
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------