Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Thực hành tiếng việt
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 8: Thực hành tiếng việt. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP VỀ TRẠNG NGỮ, LỰA CHỌN TỪ NGỮ, CẤU TRÚC CÂU
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về trạng ngữ, lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận diện các biện pháp tu từ.
- Năng lực hiểu nghĩa của từ.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
- Tổ chức hoạt động:
- GV dẫn dắt: Hôm nay chúng ta ôn tập về trạng ngữ, lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Nhắc lại về trạng ngữ, lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu
- Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về trạng ngữ, lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu.
- Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, nhắc lại kiến thức: + Nhóm 1+2: Trạng ngữ + Nhóm 3+4: Lưa chọn từ ngữ trong tạo lập văn bản + Nhóm 5+6: Lựa chọn cấu trúc trong tạo lập văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 1. Trạng ngữ - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, … của sự việc được nêu trong câu. - Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? - Về vị trí của trạng ngữ trong câu: Đầu câu, giữa hoặc cuối câu. - Về chức năng: là thành phần phụ của câu, nói về địa điểm thời gian, nguyên nhân, trạng thái, mục đích, cách thức diễn ra sự việc. 2. Lựa chọn từ ngữ trong tạo lập văn bản - Cần lựa chọn, sử dụng từ phù hợp nhất trong nói và viết. 3. Lựa chọn cấu trúc câu trong tạo lập văn bản - Khi viết, cần chú ý những yếu tố: tạo câu đúng ngữ pháp, chú ý ngữ cảnh, mục đích viết/nói, đặc điểm văn bản. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
- Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 1. Cho biết vị trí của trạng ngữ và chức năng của trạng ngữ trong các câu sau: a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. b. Giờ đây mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. 2. Nêu sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ và câu đã lược bỏ trạng ngữ:
3. Thêm trạng ngữ cho các câu: a. Hoa đã bắt đầu nở. b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. c. Mẹ rất lo lắng cho tôi. 4. a. Trong ba cách giải thích thành ngữ chung sức chung lòng, đâu là cách giải thích đúng? - đoàn kết, nhất trí - quyết tâm cao độ - giúp đỡ lẫn nhau b. Trong ba cách giải thích thành ngữ mười phân vẹn mười, đâu là cách giải thích đúng? - tài giỏi - vẹn toàn, không có khiếm khuyết - đầy đủ, toàn diện 5. Nêu nghĩa của thành ngữ trong các câu sau:
|
- GV mời một số HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài, chốt đáp án.
Gợi ý đáp án:
1.
STT | Câu | Vị trí của trạng ngữ | Chức năng của trạng ngữ |
a | Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. | Đứng ở đầu câu, trước thành phần chính của câu. | Làm thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian cho việc “dần hiểu ra” ở phía sau. |
b | Giờ đây mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. | Đứng ở đầu câu, trước thành phần chính của câu. | Làm thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian. |
c | Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. | Đứng ở đầu câu, trước thành phần chính của câu. | Làm thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về nguyên nhân, mục đích, cách thức cho hành động của những người thân yêu của ta. |
2.
STT | Câu có trạng ngữ | Câu lược bỏ trạng ngữ | Sự khác nhau về nội dung |
1 | Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”. | Mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”. | Câu lược bỏ trạng ngữ ít thông tin hơn, người đọc không hiểu đầy đủ ngữ cảnh. |
2 | Trên đời, mọi người giống nhau nhiều lắm. | Mọi người giống nhau nhiều lắm. | Câu lược bỏ trạng ngữ ít thông tin hơn, người đọc không hiểu đầy đủ ngữ cảnh và ý nghĩa. |
3 | Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. | Tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. | Câu lược bỏ trạng ngữ ít thông tin hơn, người đọc không hiểu đầy đủ ngữ cảnh và ý nghĩa. |
3.
STT | Câu chưa có trạng ngữ | Thêm trạng ngữ cho câu |
1 | Hoa đã bắt đầu nở. | Sáng nay, hoa đã bắt đầu nở. |
2 | Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. | Hết dịch, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. |
3 | Mẹ rất lo lắng cho tôi. | Vì tôi ốm, mẹ rất lo lắng cho tôi. |
- a. Trong ba cách giải thích thành ngữ chung sức chung lòng, cách giải thích đúng là: đoàn kết, nhất trí.
- Trong ba cách giải thích thành ngữ mười phân vẹn mười, cách giải thích đúng là: vẹn toàn, không có khiếm khuyết.
- – thua em kém chị: thua kém so với người khác.
- mỗi người một vẻ: nhiều vẻ, không thống nhất, đa dạng, phong phú, với những phong cách, dáng vẻ riêng.
- nghịch như quỷ: nghịch ngợm, tinh quái, khó bảo.
- NV2: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT.
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 Bài tập 1. Chọn từ phù hợp để đặt vào chỗ trống trong các câu:
Bài tập 2. So sánh nghĩa của câu khi thay đổi cấu trúc
|
- GV gọi một số HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài, chốt đáp án.
Gợi ý đáp án:
Bài tập 1.
1. phản ứng. | 2. hoàn hảo. | 3. quan sát. | 4. nỗ lực. |
Bài tập 2.
STT | Câu gốc | Câu thay đôi cấu trúc | Nghĩa của câu thay đổi cấu trúc so với câu gốc |
1 | Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. | Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế. | Hai vế của câu thay đổi cấu trúc không hoàn toàn liên kết về nghĩa, ý cuối cùng của câu là không rõ nguyên nhân của một sự việc. So với câu gốc, câu gốc đã có sự phỏng đoán nguyên nhân. |
2 | Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. | Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng. | Câu gốc có logic về sự tăng cấp độ giữa “nghiêm trọng” và hết cách chữa. Câu thay đổi cấu trúc đã không đảm bảo được logic ngữ nghĩa. |
NV3: - GV phát đề cho HS, yêu cầu HS làm việc cá nhân.
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3 1. Xác định trạng ngữ và cho biết đó trạng ngữ đó thuộc loại nào. a. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành. b. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất. c. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng. d. Để tiêm phòng cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về bản. e. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. 2. Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu: a. ..., em vừa được điểm 10 môn tiếng Việt. b. ..., em phải năng tập thể dục. c. ..., nước sông đục ngầu. d. ..., các bạn học sinh chăm chú nghe giảng. 3. Đặt câu theo yêu cầu: a. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn. b. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian. c. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích. 4. Hãy tìm những từ láy chỉ trạng thái hoặc tính cách. Đặt câu với những từ láy ấy. |
- GV mời một số HS trình bày bài làm
Gợi ý đáp án:
1.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong im ắng.
- Trạng ngữ chỉ thời gian: Khoảng gần trưa, khi sương tan.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông.
- Trạng ngữ chỉ mục đích: Để tiêm phòng cho trẻ em.
- Trạng ngữ chỉ mục đích: Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- a. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian: Hôm qua, Mới sáng nay, Mới chiều nay,...
- Thêm trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân: Để nâng cao sức khỏe, Để cơ thể khỏe mạnh, Để cơ thể thon gọn, Vì muốn nâng cao sức khỏe,...
- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian hoặc trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Sáng nay, Vì ô nhiễm môi trường,...
- Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn hoặc trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân: Trong lớp, Để đạt kết quả học tập tốt, Vì cô giáo giảng bài rất hay,...
- – Những từ láy chỉ trạng thái hoặc tính cách:
Khấp kha khấp khểnh, lúng ta lúng túng, nhí nhanh nhí nhảnh, bổi hổi bồi hồi, cảu nhảu càu nhàu, nham nham nhở nhở, nhăn nhăn nhó nhó.
- Đặt câu:
+ Đứng trước đám đông, Thanh lúng ta lúng túng.
+ Cậu thì lúc nào cũng nhăn nhăn nhó nhó.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức