Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 01:

Câu 1: Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu: Ê-dốp đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt … lẫn ….

A. Nội dung – nghệ thuật

B. Số lượng – giá trị

C. Văn hóa – tinh thần

D. Đáp án khác

Câu 2: Thơ ca của Hoàng Trung Thông không có vai trò gì đối với người đọc?

A. Giúp con người sống tốt hơn

B. Đánh thức tình yêu với con người

C. Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng

D. Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người

Câu 3: Đâu không phải là tập thơ của Ta-go?

A. Người làm vườn

B. Trăng non

C. Hoa ngày thường

D. Thơ dâng

Câu 4: Trong giao tiếp, khi một người nói – một người nghe được gọi là gì?

A. Song thoại

B. Đối thoại

C. Độc thoại

D. Độc thoại nội tâm

Câu 5: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

A. Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc

B. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực

C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng

D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Câu 6: Câu văn nào nêu được ý chính của nội dung phần số 3 trong văn bản Tượng đài vĩ đại nhất?

A. Cách hi sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước.

B. Biết bao nhà yêu nước cách mạng ra pháp trường, biết đầu rơi, máu chảy vẫn lạc quan, tin vào ngày mai chiến thắng.

C. Hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt bớ tù đày, tra tấn bằng đủ các thứ cực hình, vẫn một dạ trung kiên.

D. Trước cái chết, họ vẫn không ngừng đấu tranh, không khuất phục kẻ thù.

Câu 7: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

A. Phản ánh cuộc sống

B. Giáo dục con người

C. Tố cáo xã hội

D. Cải tạo con người xã hội

Câu 8: Trong Đẽo cày giữa đường, người thợ đã xử lí ra sao?

A. Nhanh chóng làm theo lời khuyên của người khác

B. Lắng nghe và mặc kệ không quan tâm

C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm

D. Ghi lại sau này xem

Câu 9: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 10: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá?

A. Cưới nàng anh toan dẫn voi – Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn

B. Người ta là hoa đất

C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn

D. Đồn rằng bác mẹ anh hiền – Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư

Câu 11: Trong văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

A. Anh Bụng bị đau

B. Tay bị mỏi, không có sức làm việc

C. Miệng bị đau không thể nói gì

D. Họ thấy họ phải cong lưng làm việc cho anh Bụng ung dung chén tràn

Câu 12: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?

A. Yếu đuối, không thích các trò chơi

B. Ham chơi, tinh nghịch

C. Hóm hỉnh, sáng tạo

D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết

Câu 13: Trong truyện  Ếch ngồi đáy giếng, thực chất ếch là con vật như thế nào?

A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.

B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.

C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.

D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.

Câu 14: Ngữ cảnh là gì?

A. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

C. Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày.

D. Ngữ cảnh sản sinh ra sản phẩm ngôn ngữ.

Câu 15: Dấu chấm lửng được dùng trong câu nào sau đây là không phù hợp?

A. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn…

B. Từ đó tôi kết luận rằng… chúng ta đã thoát chết.

C. Tất cả mọi người trên thuyền đều cho đó là một …con cá… khổng lồ vì họ luôn nghĩ chiếc tàu mà họ đang đi là nhanh nhất, mạnh nhất.

D. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần Apollo đến thánh đường Athena, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,… bên bờ suối Castalic.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay