Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Bài 3: Bạch tuộc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 3_Đọc_Bạch tuộc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG

ĐỌC BÀI: BẠCH TUỘC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Đâu là năm sinh, năm mất của nhà văn Giuyn Véc-nơ?

A. 1828 - 1905

B. 1928 - 2005

C. 1828 - 1904

D. 1928 – 2004

Câu 2: Giuyn Véc-nơ là nhà văn nổi tiếng của nước nào?

A. Mĩ

B. Anh

C. Pháp

D. Nga

Câu 3: Cha của Giuyn Véc-nơ làm nghề gì?

A. Giáo viên

B. Nhà báo

C. Nhà văn

D. Luật sư

Câu 4: Giuyn Véc-nơ có vị trí như thế nào trong thể loại khoa học viên tưởng?

A. Người đi tiên phong trong thể loại văn học khoa học viễn tưởng

B. Được coi là một trong những “cha đẻ” của thể loại này

C. Hai đáp án trên đều sai

D. Hai đáp án trên đều đúng

Câu 5: Đâu là sáng tác của Giuyn Véc-nơ?

A. Đường vào trung tâm vũ trụ

B. Chất làm gỉ

C. Hành trình vào tâm Trái Đất

D. Xưởng Sô-cô-la

Câu 6: Văn bản Bạch tuộc do ai sáng tác?

A. En-đi Uya

B. Giuyn Véc-nơ

C. Rây Brét-bơ-ry

D. Guy đơ Mô-pa-xăng

Câu 7: Văn bản Bạch tuộc được trích từ tác phẩm nào?

A. Hành trình vào tâm Trái Đất

B. Đường vào trung tâm vũ trụ

C. Hai vạn dặm dưới đáy biển

D. Vòng quanh thế giới trong 80 ngày

Câu 8: Văn bản Bạch tuộc thuộc thể loại gì?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện truyền thuyết

C. Truyện đồng thoại

D. Truyện khoa học viễn tưởng

Câu 9: Văn bản Bạch tuộc được chia thành mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Đoạn trích “Bạch tuộc” được trích từ cuốn tiểu thuyết cổ điển về khoa học viễn tưởng Hai vạn dặm dưới biển năm bao nhiêu?

A. 1890

B. 1880

C. 1870

D. 1860

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn trích “Bạch tuộc” là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Giá trị nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Văn bản ca ngợi sự say mê tìm tòi nghiên cứu khoa học của Giáo sư A- rôn- nát, Công – xây và Nét – Len

B. Đồng thời ca ngợi, tự hào về sự thông minh mưu trí của con người

C. Với sức mạnh và trí tuệ con người sẽ chiến thắng bất kì loại quái vật nào

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Văn bản Bạch tuộc kể lại sự kiện gì?

A. Sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót

B. Kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách làm gỉ tất cả các loại súng máy, xe tăng

C. Sự kiện tàu No-ti-lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai

D. Hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của năm đứa trẻ và chín người lớn

Câu 5: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Bạch tuộc”?

A. Nghệ thuật dựng cảnh độc đáo

B. Thu hút hấp dẫn người đọc

C. Tình huống truyện đặc biệt

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Văn bản Bạch tuộc, từ “giáp chiến” nghĩa là gì?

A. Là tiến gần đến để giao tranh

B. Là tấn công một cách bất ngờ

C. Là cách đánh lúc ẩn lúc hiện, khi chỗ này, khi chỗ khác

D. Là tấn công hai bên sường của đối phương

Câu 7: Ngoại hình của bạch tuộc có điểm gì đặc biệt?

A. Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc ra gấp đôi thân và luôn uốn cong, dài 8m

B. Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra

C. Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. Thân nó hình thoi ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai hai mươi, hai lăm tấn

D. Tất cả các ý trên

Câu 8: Tại sao Bạch tuộc lại có mối nguy hiểm đe dọa với con người

A. Dùng các loại sung bắn nhưng vô hiệu vì lao nhọn và đạn đều xuyên qua thân bạch tuộc như qua một khối thịt đông. Vòi và đuôi có thể mọc lại được

B. Dùng thọng lòng để bắt. Thòng lọng mắc vào thân bạch tuộc nhưng tới vây đuôi mới thắt lại được. Lúc đó người ta cố kéo con vật lên nhưng nặng quá đến nỗi đuôi bị đứt ra

C. Cả A và B

D. Không có mối nguy hiểm

Câu 9: Trong trận “giáp chiến” mọi người đã đấu tranh như thế nào?

A. Cuộc vật lộn với con bạch tuộc diễn ra cam go, mọi người cầm theo vũ khí chặt đứt từng chiếc vòi của con quái vật

B. Mọi người cầm sẵn rìu, Nét cầm lấy dao nhọn, giáo sư A-rôn-nác và Công -xây thì dùng rìu. Thật không may con quái vật đã cướp đi mạng sống của một thùy thủ

C. Cuộc chiến rất vui vẻ

D. Cả A và B

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Năm 1861, về phía tây bắc Tê-nê-ríp, cũng ở khoảng vĩ độ này, thủy thủ tàu A-lếch-tơn đã phát hiện ra con vật gì đang bơi cùng tuyến đường?

A. Con cá mập khổng lồ

B. Con rùa khổng lồ

C. Con mực khổng lồ

D. Con bạch tuộc khổng lồ

Câu 2: Vì sao con bạch tuộc tức giận khi gặp con tàu No-ti-lớt?

A. Vì sự xuất hiện của No-ti-lớt to lớn hơn nó, khiến vòi và hai hàm răng của nó chẳng làm nên chuyện gì

B. Vì tàu No-ti-lớt đang săn lùng, tấn công nó

C. Vì tàu No-ti-lớt đã bắt con của nó

D. Vì tàu No-ti-lớt đâm nó bị thương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay