Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Bài 1: Dọc đường xứ Nghệ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 1_Đọc_Dọc đường xứ Nghệ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

ĐỌC BÀI: DỌC ĐƯỜNG XỨ NGHỆ (BÙI SƠN TÙNG)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Tác giả của bài Dọc đường xứ Nghệ là ai?

A. Nguyễn Tuân

B. Nguyễn Du

C. Bùi Sơn Tùng

D. Thành Long

Câu 2: Ông sinh ra và lớn lên ở đâu?

A. Hà Nội

B. Nghệ An

C. Hà Nam

D. Đà Nẵng

Câu 3: Năm sinh và năm mất của tác giả?

A. 1928 – 2021

B. 1929 – 2022

C. 1930 – 2000

D. 1931 – 1999

Câu 4: Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về ai?

A. Lãnh tụ Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

D. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Câu 5: Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bài nào?

A. Lặng lẽ Sa Pa

B. Búp sen xanh

C. Bếp lửa

D. Đồng chí

Câu 6: Văn bản Dọc đường xứ Nghệ được trích từ tác phẩm nào?

A. Bên khung cửa sổ

B. Người thầy đầu tiên

C. Búp sen xanh

D. Nhớ nguồn

Câu 7: Tiểu thuyết Búp sen xanh là tiểu thuyết viết về ai?

A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Vua Quang Trung

D. Thánh Gióng

Câu 8: Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Hồi kí

D. Tiểu thuyết lịch sử

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Dọc đường xứ Nghệ là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Tự sự

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Văn bản Dọc đường xứ Nghệ được chia thành mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 2: Khổ thứ nhất nói về điều gì?

A. Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy và đền thơ Thục Phán

B. Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Quả Sơn

C. Câu chuyện về đền thơ Nguyễn Du

D. Câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 3: Khổ thứ hai nói về điều gì?

A. Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy và đền thơ Thục Phán

B. Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Quả Sơn

C. Câu chuyện về đền thơ Nguyễn Du

D. Câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 4: Khổ thứ ba nói về điều gì?

A. Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy và đền thơ Thục Phán

B. Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Quả Sơn

C. Câu chuyện về đền thơ Nguyễn Du

D. Câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 5: Có bao nhiêu câu chuyện lịch sử trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 6: Địa điểm đầu tiên xuất hiện trong câu chuyện của cha con cụ Phó bảng trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ là?

A. Đền thờ Chu Văn An

B. Đền thờ Thục Phán - An Dương Vương

C. Vùng Ba Hòn: hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách

D. Nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền

Câu 7: Đền thờ Thục Phán gắn với sự tích gì?

A. Sự tích An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

B. Sự tích vị “tướng quân rơi đầu”

C. Sự tích Thánh Gióng

D. Sự tích hòn Trống Mái

Câu 8: “Búp sen xanh” là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời nào?

A. Từ khi trưởng thành đến lúc già đi

B. Từ lúc già đi đến lúc mất

C. Từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành

D. Từ lúc mới sinh đến khi thành niên

Câu 9: Khi giải thích cho con về hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách?

A. Muốn nói về những người đã tạo nên tên núi sông, đất nước

B. Muốn nói về người tạo nên đất nước

C. Muốn nói là những công lao to lớn

D. Muốn nói về những người dũng cảm

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Giá trị nội dung của tác phẩm “Dọc đường xứ Nghệ” là gì?

A. Ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng về địa lý, truyền thống lịch sử của cụ Phó bảng

B. Ca ngợi sự ham thú học hỏi, tìm hiểu của hai cậu bé Côn và Khiêm

C. Vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên đất nước và khát vọng lớn lao của nhân dân

D. Tất cả các ý kiến trên

Câu 2: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là?

A. Cả văn bản là câu chuyện vui vẻ dọc đường của ba cha con gợi lên sự chân thật, sinh động, hấp dẫn

B. Lối viết đơn giản chân thật, tự nhiên

C. Vẻ đẹp của sự tạo hóa

D. Cả A và B

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. C

2. B

3. A

4. A

5. B

6. C

7. B

8. D

9. D

2. THÔNG HIỂU

1. B

2. A

3. B

4. C

5. A

6. B

7. A

8. C

9. A

3. VẬN DỤNG

1. D

2. D

=> Giáo án tiết: Dọc đường xứ nghệ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay