Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Bài 4: Thiên nhiên và con người trong truyện đất rừng phương Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 4_Đọc_Thiên nhiên và con người trong truyện đất rừng phương Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

ĐỌC BÀI: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Nhà văn Bùi Hồng tên thật là gì?

A. Nguyễn Văn Hồng

B. Bùi Nguyên Hồng

C. Nguyễn Nguyên Hồng

D. Bùi Văn Hồng

Câu 2: Đâu là năm sinh, năm mất của nhà văn Bùi Hồng?

A. 1931 - 2012

B. 1930 - 2011

C. 1929 - 2010

D. 1928 – 2009

Câu 3: Địa danh nào là quê quán của nhà văn Bùi Hồng?

A. Hà Nội

B. Hà Nam

C. Hà Tĩnh

D. Ninh Bình

Câu 4: Nhà văn Bùi Hồng bắt viết và in các truyện kí, phê bình sách từ năm bao nhiêu?

A. 1950

B. 1951

C. 1952

D. 1953

Câu 5: Đâu không phải sáng tác của nhà văn Bùi Hồng?

A. Trên đất Cẩm Bình

B. Cá rô con không vâng lời mẹ

C. Mười năm ghi nhận

D. Những ngày thơ ấu

Câu 6: Nhà văn Bùi Hồng được trao tặng giải thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội nhà văn Việt Nam cho tác phẩm nào?

A. Cá rô con không vâng lời mẹ

B. Trên đất Cẩm Bình

C. Mười năm ghi nhận

D. Hương cây – mối tình đầu của tôi

Câu 7: Tác giả vào hội nhà văn Việt Nam vào năm bao nhiêu?

A. 1985

B. 1984

C. 1983

D. 1982

Câu 8: Ông được tặng thưởng văn học nào?

A. Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam

B. Tặng thưởng của ủy ban Văn hóa

C. Tặng thưởng của ủy ban Thanh niên

D. Tặng thưởng của Hội nghệ thuật Việt Nam

Câu 9: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng

B. Bùi Hồng

C. Nam Cao

D. Nguyễn Tuân

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Văn bản được chia làm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Thể loại của văn bản là gi?

A. Tiểu thuyết

B. Văn bản tự sự

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản miêu tả

Câu 4: Phần thứ hai của văn bản nói về cái gì?

A. Khung cảnh thiên nhiên

B. Khung cảnh con người

C. Khung cảnh làng quê

D. Khung cảnh chiến tranh

Câu 5: Giá trị nội dung của văn bản là gì?

A. Văn bản ca ngợi thiên nhiên trù phú, đa dạng

B. Những con người chất phác, mạnh mẽ trong cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam

C. Ca ngợi sự cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ, sâu sắc của nhà văn Bùi Hồng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

A. Tác giả đã thành công khi liệt kê những chi tiết đắt giá trong tác phẩm

B. Nghệ thuật phân tích, đánh giá, bình luận cụ thể về thiên nhiên, con người trong cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

C. Cả A và B

D. Không có giá trị nghệ thuật

Câu 7: Văn bản bàn về vấn đề gì trong truyện Đất rừng phương Nam?

A. Thiên nhiên và con người

B. Thiên nhiên và động vật

C. Con người và loài vật

D. Con người và loài vật

Câu 8: Theo tác giả Bùi Hồng, con người Nam Bộ được Đoàn Giỏi khắc họa như thế nào?

A. Dịu dàng

B. Nóng nảy

C. Sắc sảo

D. Rụt rè

Câu 9: Những nhân vật nào được tác giả Bùi Hồng nhắc đến trong phần 3 của văn bản?

A. Dì Tư béo; Lão Ba Ngù

B. Ông Hai bán rắn

C. Chú Võ Tòng

D. Tất cả các đáp án

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Câu văn nào trong văn bản nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?

A. Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng.

B. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau

C. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ

D. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang

Câu 2: Các nhân vật đại diện cho những con người ở Nam Bộ là người như thế nào?

A. Mạnh mẽ, gan dạ, phong khoáng

B. Sống hòa mình vào thiên nhiên, sông nước

C. Cả A và B

D. Sống ích kỉ, hẹp hòi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay