Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Bài 1: Người đàn ông cô đọc giữa rừng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 1_Đọc_Dọc đường xứ Nghệ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

ĐỌC BÀI: NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG (ĐOÀN GIỎI)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Đâu là quê quán của nhà văn Đoàn Giỏi?

A. Tiền Giang

B. Kiên Giang

C. Cao Lãnh

D. Cần Thơ

Câu 2: Đâu là năm sinh, năm mất của nhà văn Đoàn Giỏi?

A. 1922-1989

B. 1923-1989

C. 1924-1989

D. 1925-1989

Câu 3: Gia cảnh của gia đình nhà văn Đoàn Giỏi như thế nào?

A. Nông dân nghèo

B. Địa chủ bán nước

C. Địa chủ yêu nước

D. Nhà Nho yêu nước

Câu 4: Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi viết về đối tượng nào?

A. Thiên nhiên, con người và cuộc sống đồng bào thiểu số

B. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ

C. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Bắc Bộ

D. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Tây Nguyên

Câu 5: Lối miêu tả trong sáng tác của Đoàn Giỏi có gì đặc biệt?

A. Vừa lãng mạn vừa mơ mộng

B. Vừa hiện thực vừa huyền ảo

C. Vừa hiện thực vừa trữ tình

D. Vừa lãng mạn vừa huyền ảo

Câu 6: Đoàn Giỏi là thành viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa nào?

A. I, III, IV

B. II, III, IV

C. I, II, IV

D. I, II, III

Câu 7: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B. Tô Hoài

C. Kim Lân

D. Đoàn Giỏi

Câu 8: Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng trích từ tác phẩm nào của Đoàn Giỏi?

A. Đường về gia hương (1948)

B. Cá bống mú (1956)

C. Đất rừng phương Nam (1957)

D. Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)

Câu 9: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng thuộc chương mấy của tác phẩm Đất rừng phương Nam?

A. Chương 7

B. Chương 8

C. Chương 9

D. Chương 10

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng được chia thành mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3: Nội dung của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về gì?

A. Cuộc gặp gỡ của An với ông Hai bán rắn

B. Cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng

C. Cuộc chạm trán với hổ của Võ Tòng

D. Hành trình đi lấy mật trong rừng U Minh của tía con An, Cò

Câu 4: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 5: Nội dung chính của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là gì?

A. Cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng

B. Cuộc chạm trán với hổ của Võ Tòng

C. Cuộc gặp gỡ của An với ông Hai bán rắn

D. Hành trình đi lấy mật trong rừng U Minh của tía con An, Cò

Câu 6: Nhân vật chính của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng là ai?

A. Tía nuôi An

B. An

C. Võ Tòng

D. Má nuôi An

Câu 7: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng là gì?

A. Thay đổi ngôi kể giúp câu chuyện thu hút, hấp dẫn, phù hợp hơn

B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách, phẩm chất nhân vật

C. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ địa phương giúp bài văn sinh động hấp dẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hóa vùng miền.

D. Tất cả các ý trên

Câu 8: Nhân vật Võ Tòng có tính cách như thế nào?

A. Dũng cảm, kiên trung

B. Nhút nhát, khép kín

C. Tốt bụng, hiền lành

D. Rụt rè, không thích tiếp xúc

Câu 9: Dù ở trong rừng lâu năm, Võ Tòng trở nên kì hình dị tướng nhưng ai cũng yêu quý, vì sao?

A. Vì Võ Tòng chuyên săn bắt thú rừng cho mọi người

B. Vì tính tình chất phác, thật thà sẵn sàng giúp đỡ mọi người

C. Vì Võ Tòng hiền lành, thường chơi đùa với trẻ con

D. Vì Võ Tòng giàu có, quyền lực

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng đã giúp em hiểu thêm điều gì?

A. Phong cảnh thiên nhiên đất rừng U Minh

B. Phong tục tập quán Nam Bộ

C. Văn hóa ẩm thực Nam Bộ

D. Đặc điểm tính cách của con người nơi đất rừng U Minh

Câu 2: Nhan đề đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?

A. Gợi suy nghĩ về một người đàn ông cơ đơn, sống một mình trong khu rừng mênh mông

B. Gợi suy nghĩ về một người đàn ông bị xã hội xa lánh phải vào rừng sống một mình

C. Gợi suy nghĩ về một người đàn ông phạm tội phải trốn vào rừng sống một mình

D. Gợi suy nghĩ về một người chiến sĩ cách mạng ẩn náu trong rừng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay