Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Bài 1: Bài học cuối cùng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1_Đọc_Bài học cuối cùng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

ĐỌC BÀI: BÀI HỌC CUỐI CÙNG

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn người nước nào?

A. Nga

B. Mĩ

C. Pháp

D. Đan Mạch

Câu 2: Đâu là năm sinh năm mất của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê?

A. 1841-1897

B. 1840-1897

C. 1840-1898

D. 1840-1899

Câu 3: An-phông-xơ Đô-đê đạt giải thưởng Văn chương Pháp với tác phẩm nào?

A. Người đàn bà đang yêu (1858)

B. Thiện xạ Tartarin (1872)

C. Người bất tử (1883)

D. Fromont cháu trẻ và cụ Riler (1874)

Câu 4: An-phông-xơ Đô-đê bắt đầu viết văn từ năm bao nhiêu tuổi?

A. 13

B. 14

C. 15

D. 16

Câu 5: Các tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê có đặc điểm như thế nào?

A. Thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế

B. Trữ tình, lãng mạn

C. Tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do

D. Giản dị, thâm trầm, hàm súc

Câu 6: Qua những chi tiết miêu tả về trang phục, lời nói, hành động, thái độ... cho ta thấy thầy Ha Men là người như thế nào?

A. Một người thầy yêu nghề, đầy nhiệt huyết

B. Một người dân yêu nước và sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vê đất nước

C. Một người luôn có ý thức gìn giữ tiếng nói của dân tộc

D. Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc

Câu 7: Đoạn trích Buổi học cuối cùng có mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 8: Buổi học cuối cùng thuộc thể loại gì?

A. Tiểu thuyết

B. Tùy bút

C. Truyện ngắn

D. Tản văn

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Tự sự

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Văn bản Buổi học cuối cùng được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 2: Đoạn trích Buổi học cuối cùng được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Phrăng

B. Phăng-tin

C. Thầy Ha-men

D. Cụ Hô-de

Câu 3: Em hiểu thế nào về nhan đề Buổi học cuối cùng?

A. Buổi học cuối cùng của một học kì

B. Buổi học cuối cùng của một năm học

C. Buổi học cuối cùng của môn tiếng Pháp

D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới

Câu 4: Chân lí được nêu ra trong truyện Buổi học cuối cùng là gì?

A. Tình thầy trò là cao quý nhất, không có gì có thể thay đổi được thứ tình cảm quý báu ấy

B. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù

C. Nếu một dân tộc mà mọi người dân đề có lòng yêu nước thì dân tộc đó sẽ không bao giờ rơi vào vòng nô lệ

D. Tình yêu quê hương, đất nước phải được thể hiện trước tiên qua tình yêu chữ viết và tiếng nói

Câu 5: Tác giả xây dựng thành công hai nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng là nhờ vào

A. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.

B. Cho nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình.

C. Tạo ra nhiều chi tiết biểu cảm cho nhân vật thể hiện tình cảm.

D. Đề cao giá trị của tiếng Pháp đối với người đọc.

Câu 6: Ý nào sâu đây không đúng với suy nghĩ, tâm trạng của Phrăng?

A. Mải chơi, sợ thầy kiểm tra bài nên muốn trốn học.

B. Xấu hổ, ân hận và thấm thía trước lỗi lầm của mình, muốn sửa chữa nhưng đã muộn.

C. Thương và kính yêu thầy.

D. Vui vẻ khi từ nay không phải học tiếng Pháp nữa.

Câu 7: Bài học rút ra từ câu chuyện của Phrăng là?

A. Vui chơi thoải mái nhưng không sao nhãng việc học hành để sau này phải ân hận, nuối tiếc.

B. Tuổi còn nhỏ chưa vội học, hãy vui chơi cho thoải mái sau này học vẫn kịp chán.

C. Học tập không chỉ lấy kiến thức cho mình để sau này có một tương lai tươi sáng mà còn là trách nhiệm của người học sinh đối với gia đình, đối với đất nước.

D. Cả A và C đúng

Câu 8: Giá trị cao cả của truyện Buổi học cuối cùng là gì?

A. Thể hiện tinh thần chống chiến tranh xâm lược

B. Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.

C. Lên án những nhà lãnh đạo nước Pháp trong việc nhượng đất đai cho nước Phổ.

D. Đề cao tình thầy trò và lòng gắn bó với mái trường thân yêu.

Câu 9: Điều nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng?

A. Bình tĩnh và tự tin

B. Đau đớn và rất xúc động

C. Bình thường như những buổi học khác

D. Tức tối, căm phẫn

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Tâm trạng của chú bé Phrăng diễn ra như thế nào?

A. Vô tư, thờ ơ.

B. Bình thường

C. Lúc đầu ham chơi, lười học, sau ân hận xúc động

D. Chán ngán học tiếng Pháp.

Câu 2: Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men được biểu hiện thế nào trong tác phẩm?

A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình

B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương

C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống quân thù

D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay