Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 05:

Câu 1: Văn bản nào dưới đây không phải của Hoàng Trung Thông?

A. Chuyện cổ nước mình

B. Quê hương chiến đấu

C. Đường chúng ta đi

D. Những cánh buồm

Câu 2: Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Những cánh buồm hiện lên như thế nào?

A. Tươi sáng

B. Ảm đạm

C. Xám xịt

D. U ám

Câu 3: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?

A. Kể lại diễn biến sự việc

B. Đề xuất một ý kiến

C. Đưa ra một nhận xét

D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.

Câu 4: Thông tin nào không đúng về tiểu sử của tác giả Nguyễn Khoa Điềm?

A. Ông thân sinh Nguyễn Khoa Điềm là một nhà nho nghèo.

B. Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương

C. Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân

D. Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ

Câu 5: Bài thơ Mây và sóng thể hiện bằng giọng điệu nào?

A. Giọng điệu hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ

B. Giọng điệu thơ ca lãng mạn bay bổng

C. Giọng điệu tưởng tượng, liên tưởng

D. Giọng điệu truyện trầm ngâm, sâu lắng

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 7: Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?

A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

B. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

C. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc

D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói

Câu 8: Truyện ngụ ngôn khác truyện cười ở điểm nào?

A. Nhân vật chính của truyện là con người

B. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái

C. Dùng cách nói bóng gió, kín đáo về loài đồ vật, con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó

D. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 9: Trong "Đẽo cày giữa đường", vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?

A. Lắng nghe và tập trung làm việc tiếp

B. Nghe theo những lời góp ý của người đi đường mà không xem xét tình hình thực tế.

C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm

D. Vì nghèo sẵn rồi

Câu 10: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

A. Áo bào thay chiếu anh về đất - Sông Mã gầm lên khúc độc hành

B. Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối

C. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

D. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân

Câu 11: Tục ngữ là gì?

A. Là những cụm từ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao

B. Là cách nói phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

C. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người

D. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo lé nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự

Câu 12: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch như thế nào khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh?

A. Rất lo lắng và sợ sệt vì mọi thứ quá xa lạ.

B. Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu.

C. Nghênh ngang đi lại khắp nơi, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể của muôn loài.

D. Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.

Câu 13: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

Câu 14: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?

A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động

B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.

C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.

D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 15: Kết cục, các thành viên Răng, Miệng, Tay, Chân đã nhận ra điều gì ở bụng?

A. Bụng thích ăn và ngủ

B. Bụng lười biếng, chỉ thích ăn

C. Bụng ham chơi, không chịu làm

D. Bụng luôn làm, không nghỉ ngơi chút nào.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay