Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 3: sự hấp dẫn của truyện ngắn chiếc lá cuối cùng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 3_Đọc_Sự hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 3: NHỮNG GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)ĐỌC BÀI: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN NGẮN “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” (MINH KHUÊ)A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng được trích từ đâu?
A. Bình giảng ca dao
B. Hoa dọc chiến hào
C. Chiếc lá cuối cùng
D. Tác phẩm văn học trong nhà trường - Những vấn đề trao đổi, tập 3
Câu 2: Văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng được chia thành mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là gì?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 4: Tác giả Minh Khuê đã khẳng định truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn như thế nào?
A. Là truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng
B. Nổi tiếng nhất của nhà văn Ô Hen-ri
C. Là truyện ngắn cảm động nhất
D. Là truyện ngắn bi thương nhất
Câu 5: Theo Minh Khuê, sức hấp dẫn của truyện trước hết đến từ đâu?
A. Chi tiết Giôn-xi bị bệnh
B. Chi tiết Xu lo lắng cho Giôn-xi
C. Chi tiết chiếc lá cuối cùng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6: Theo Minh Khuê, bên cạnh chi tiết chiếc lá cuối cùng, sức hấp dẫn của truyện còn đến từ đâu?
A. Chi tiết Giôn-xi bị bệnh
B. Kết thúc hết sức bất ngờ
C. Chi tiết Xu lo lắng cho Giôn-xi
D. Tất cả đáp áp trên
Câu 7: Theo Minh Khuê, hành động cao cả của cụ Bơ-mơn đã chứng minh điều gì?
A. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự dũng cảm
B. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự trung thực
C. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự nhân hậu
D. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự hi sinh
Câu 8: Theo Minh Khuê, từ bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng, Ô Hen-ri muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
A. Chiếc lá bình dị là một tác phẩm nghệ thuật
B. Một kiệt tác được kết tinh cao độ từ tình yêu thương con người
C. Niềm say mê sáng tạo đến quên mình của cụ họa sĩ Bơ-mơn
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9: Theo Minh Khuê, điều gì là yếu tố quyết định một phần quan trọng trong sự sống của con người?
A. Tính trung thực
B. Sự lạc quan
C. Lòng nhân hậu
D. Lòng dũng cảm
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Theo Minh Khuê, bức tranh đã thức dậy điều gì ở Giôn-xi?
A. Niềm tin vào cuộc sống
B. Sự tuyệt vọng về cuộc sống
C. Ước mơ về một lẽ công bằng trong xã hội
D. Ước mơ về một cuộc sống giàu có hơn
Câu 2: Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?
A. Nhà văn.
B. Nhạc sĩ.
C. Hoạ sĩ.
D. Bác sĩ.
Câu 3: Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?
A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.
B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.
C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.
D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.
Câu 4: Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi?
A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.
B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.
D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.
Câu 5: Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.
Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa câu nói của Giôn-xi: "Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào"?
A. Giôn-xi thấy mình đã làm những điều khiến cho Xiu và mọi người phải lo lắng.
B. Trước việc cố bám lấy sự sống dù rất mỏng manh của chiếc lá, Giôn-xi nhận ra sự yếu đuối, buông xuôi trước số phận của mình.
C. Giôn-xi thấy chiếc lá không rụng và vì thế mà cô vẫn có thể sống.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 7: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?
A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.
B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.
C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.
D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.
Câu 8: Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn "Nhưng, ô kìa!"? trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?
A. Ngạc nhiên.
B. Nghi ngờ.
C. Lo lắng.
D. Sợ hãi.
Câu 9: Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?
A. Tình thái từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Phó từ
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
(Chiếc lá cuối cùng)
Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?
A. Nghĩa bóng, chỉ cái chết.
B. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.
C. Nghĩa bóng, chỉ sự đau ốm.
D. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.
Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?
A. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau.
B. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh quên mình của cụ Bơ – men
C. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn – xi.
D. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn – xi