Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Đọc 2: Vịnh khoa thi Hương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Đọc 2: Vịnh khoa thi Hương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

VĂN BẢN 2: VỊNH KHOA THI HƯƠNG

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả bài thơ Vịnh khoa thi Hương là ai?

  1. Nguyễn Du.
  2. Nguyễn Khuyến.
  3. Nguyễn Trãi.
  4. Trần Tế Xương.

Câu 2: Nhà thơ Trần Tế Xương có tên gọi khác là gì?

  1. Vị Xương.
  2. Nam Xương.
  3. Tú Xương.
  4. Tú Mỡ.

Câu 3: Đáp án nào dưới đây là đúng khi nói về cuộc đời nhà thơ Trần Tế Xương?

  1. Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái.
  2. Ngắn ngủi, nhiều gian truân.
  3. Dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Các sáng tác của Trần Tế Xương chủ yếu tập trung vào hai phương diện nào sau đây?

  1. Trữ tình – trào phúng.
  2. Phê phán – tố cáo.
  3. Ngợi ca – đả kích.
  4. Gia đình – xã hội.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?

  1. Bắt nguồn từ sự bất mãn sau nhiều lần thi hỏng.
  2. Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khổ, khốn khó.
  3. Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên.
  4. Bắt nguồn từ tâm huyết, tấm lòng của nhà thơ với dân, với nước, với đời.

Câu 6: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương được viết bằng chữ gì?

  1. Chữ quốc ngữ.
  2. Chữ Hán.
  3. Chữ Nôm.
  4. Kết hợp chữ Nôm và chữ Hán.

Câu 7: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương được sáng tác vào năm nào?

  1. 1896.
  2. 1897.
  3. 1898.
  4. 1899.

Câu 8: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương được viết bằng thể thơ gì?

  1. Thất ngôn bát cú Đường luật.
  2. Song thất lục bát.
  3. Thất ngôn trường thiên.
  4. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 9: Bố cục bài thơ Vịnh khoa thi Hương được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?

  1. 2 phần: 4 câu đầu, 4 câu cuối.
  2. 3 phần: 2 câu đầu, 2 câu tiếp, 4 câu cuối.
  3. 4 phần: khởi, thừa, chuyển, hợp.
  4. 4 phần: đề, thực, luận, kết.

Câu 10: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương thuộc đề tài gì?

  1. Chiến tranh.
  2. Thiên nhiên.
  3. Thi cử.
  4. Tình bạn.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Thơ của Tú Xương không châm biếm đối tượng nào sau đây?

  1. Bọn thực dân phong kiến.
  2. Bọn quan lại làm tay sai cho giặc.
  3. Bọn quý tộc sống xa hoa, hoang phí.
  4. Bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng về nhà thơ Tú Xương?

  1. Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa.
  2. Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi và nhiều gian truân.
  3. Là con người tài năng, có cốt cách tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính cá nhân.
  4. Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang cao trong thi cử và trở thành một vị quan thanh liêm.

Câu 3: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương thể hiện nội dung gì?

  1. Tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.
  2. Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh, qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, lố lăng.
  3. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kì thi năm Đinh Dậu.
  4. A, B đúng.

Câu 4: Đâu không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương?

  1. Vận dụng sáng tạo các hình ảnh dân gian.
  2. Nghệ thuật đối.
  3. Biện pháp tu từ đảo ngữ.
  4. Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

Câu 5: Nội dung hai câu đề bài thơ là gì?

  1. Kì thi Hương được tổ chức liên tục trong ba năm một lần, mỗi năm ba lần.
  2. Kì thi Hương được tổ chức hàng năm.
  3. Kì thi Hương được tổ chức ba lần trong một năm theo lệ thường.
  4. Kì thi Hương được tổ chức ba lần một năm theo lệ thường.

Câu 6: Trong bài thơ, sự bát nháo, kì quặc, ô hợp của kì thi này được thể hiện ở câu thơ nào?

  1. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
  2. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra.
  3. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
  4. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Câu 7: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

  1. Nhân hóa vai đeo lọ, miệng thét loa; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.
  2. Đảo ngữ lôi thôi, ậm ọe lên đầu câu; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.
  3. Hoán dụ vai đeo lọ, miệng thét loa; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.
  4. Đối lôi thôi với ậm ọe; tác dụng nhấn mạnh sự láo nháo, lộn xộn nơi trường thi.

Câu 8: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

  1. Đối: lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất, quan sứ >< mụ đầm; tác dụng: mỉa mai, châm biếm, hạ nhục bọn quan lại thực dân.
  2. Đảo ngữ lọng cắm rợp trời, váy lê quét đất lên đầu câu; tác dụng: nhấn mạnh sự lôi thôi, khoa trương quá mức của bọn quan lại thực dân.
  3. Ẩn dụ lọng cắm rợp trời, váy lê quét đất; tác dụng nhấn mạnh vào sự trang trọng của các vị quan trường thi.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Tác giả thể hiện tâm trạng, thái độ như thế nào trước cảnh tượng trường thi trong hai câu kết bài thơ?

  1. Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước.
  2. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời nói chung và đối với con đường khoa cử của ông nói riêng.
  3. Lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Hai câu thơ cuối bài thơ mang giọng điệu gì?

  1. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm.
  2. Giọng điệu trữ tình xen lẫn trào phúng.
  3. Giọng điệu trữ tình: buồn tủi thống thiết.
  4. Giọng điệu đả kích sâu cay.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nhà thơ Tú Xương có một đề tài thơ vô cùng đặc biệt so với các nhà thơ trung đại khác, đó là gì?

  1. Đề tài viết về những đứa con thơ của mình.
  2. Đề tài viết về người vợ đang sống của mình.
  3. Đề tài viết về hành trình đi thi của mình.
  4. Đề tài viết về những linh hồn đã chết.

Câu 2: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương có tên gọi khác là gì?

  1. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
  2. Lễ xướng danh khoa Ất Dậu.
  3. Đi thi.
  4. Đổi thi.

Câu 3: Bài thơ nào sau đây không phải của Tú Xương?

  1. Thương vợ.
  2. Văn tế sống vợ.
  3. Ông cò.
  4. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi 1, 2:

VỊNH TIẾN SĨ GIẤY

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Phấn son tô điểm mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.

Nguyễn Khuyến

Câu 1: Bài thơ trên có điểm gì giống về mặt nội dung so với bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương?

  1. Đều là tiếng nói châm biếm, mỉa mai về tình trạng khoa cử của đất nước thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.
  2. Đều thể hiện nỗi lòng nặng suy tư về con đường khoa cử của bản thân.
  3. Đều thể hiện lòng tự hào về việc đất nước có nhiều nhân tài.
  4. Đều thể hiện sự tiếc nuối, xót xa vì con đường quan lộ không thuận lợi.

Câu 2: Giọng thơ của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Tiến sĩ giấy có gì khác so với giọng thơ của Tú Xương trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương?

  1. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến thì mạnh mẽ, cay độc còn giọng thơ của Tú Xương nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
  2. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến thì xót xa, đau đớn còn giọng thơ của Tú Xương nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
  3. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến thì nhẹ nhàng, thâm thúy, kín đáo còn giọng thơ của Tú Xương mạnh mẽ, trực tiếp, cay độc.
  4. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến thì mạnh mẽ, trực tiếp, cay độc còn giọng thơ của Tú Xương nhẹ nhàng, thâm thúy, kín đáo.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Đọc 2: Cảnh khuya

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay