Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 1: Thực hành tiếng Việt (Trợ từ và thán từ)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Thực hành tiếng Việt (Trợ từ và thán từ). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  1. Đều
  2. Chính
  3. Đang
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: “Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi”.

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  1. Quên
  2. Cả
  3. Sau
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: “Các em đừng khóc. Trưa nay, các em được về nhà cơ mà.”

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  1. Đừng
  2. Được
  3. Cơ mà
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: “A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây.”

Đâu là thán từ trong câu trên?

  1. A
  2. Nhỉ
  3. Đây
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: “Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.”

Đâu là thán từ trong câu trên?

  1. Phải đấy
  2. Để
  3. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: “Ôi chào, sớm với muộn thì có ăn thua gì”.

Đâu là thán từ trong câu trên?

  1. Ôi
  2. Thì
  3. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Trợ từ là gì?

  1. Là những từ dùng để mô tả hình dáng, hoạt động hay đánh giá một vấn đề nào đó của người nói (người viết).
  2. Là những từ được thêm vào câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, tình cảm, sự đánh giá hay mục đích phát ngôn của người nói (người viết).
  3. Là những từ dùng để chỉ sự vật, sự việc, được coi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Thán từ là gì?

  1. Là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi đáp.
  2. Là những từ chỉ được dùng ở đầu câu hoặc cuối câu.
  3. Là những từ dùng để chỉ hành động, cảm xúc của người nói (người viết).
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: “Con Hiên không có áo à?”

Đâu là trợ từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì?

  1. Không. Tác dụng: Phủ định điều muốn nói.
  2. À. Tác dụng: Để hỏi.
  3. À. Tác dụng: Chê bai
  4. Cả B và C.

Câu 4: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”

Đâu là trợ từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì?

  1. Quá. Tác dụng: Thể hiện mức độ cao
  2. Không. Tác dụng: Phủ định điều muốn nói.
  3. Ư. Tác dụng: Để hỏi.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: “Vâng, bà để mặc em…”

Đâu là thán từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì?

  1. Vâng. Tác dụng: Gọi đáp
  2. Vâng. Tác dụng: Để xưng danh
  3. Để. Tác dụng: Cho phép ai chó thực hiện hành động.
  4. Để mặc. Tác dụng: Thể hiện cảm xúc đau buồn.

Câu 6: “Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”

Đâu là thán từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì?

  1. Ô hay. Tác dụng: Thể hiện cảm xúc ngạc nhiên
  2. Thế. Tác dụng: Thay thế từ phía trước.
  3. Nhỉ. Tác dụng: Biểu thị sự ngạc nhiên.
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: “Trước sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người.”

Từ “cả” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  1. Có. Vì nó có tác dụng nhấn mạnh tính chất dày đặc.
  2. Có. Vì nó quy định tiêu chuẩn của từ miêu tả.
  3. Không. Vì đây là phụ từ.
  4. Không. Vì đây chỉ là một yếu tố của từ “dày đặc”, không phải một từ riêng.

Câu 2: “Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong lớp”.

Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  1. Có. Vì nó bổ sung ý nghĩa cho trạng thái của “các cậu”.
  2. Có. Vì nó nhấn mạnh vào thời gian “lúc này”.
  3. Không. Vì đây là phụ từ, biểu thị ý nghĩa chuẩn xác.
  4. Không. Vì đây chỉ là một phép thế cho câu trước đó.

Câu 3: “Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.”

Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  1. Có. Vì nó nhấn mạnh cho chủ ngữ “nhân vật”.
  2. Có. Vì nó biểu thị sắc thái trang trọng.
  3. Không. Vì đây là tính từ.
  4. Không. Vì nó không được dùng để chỉ trạng thái.

Câu 4: “Ấy, rẽ lối này cơ mà”.

Từ “ấy” trong trên có phải thán từ không?

  1. Có. Vì nó được dùng để gọi.
  2. Không. Vì nó không được dùng để thể hiện cảm xúc.
  3. Không. Vì đây chỉ là một đại từ thông dụng trong tiếng Việt.
  4. Cả A và B.

Câu 5: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”.

Từ “này” trong câu trên có phải là thán từ không?

  1. Có. Vì nó được dùng để đáp lời.
  2. Có. Vì nó thể hiện tâm trạng vui tươi của nhân vật chính.
  3. Không. Vì nó không biểu thị khả năng kết hợp giữa các thành phần câu.
  4. Không. Vì đây là đại từ.

Câu 6: “Này, thầy nó ạ”.

Từ “này” trong câu trên có phải là thán từ không?

  1. Có. Vì nó được dùng như một tiếng thốt ra để gọi người đối thoại.
  2. Có. Vì từ này chỉ có chức năng làm thán từ.
  3. Không. Vì nó không biểu hiện cảm xúc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trợ từ được chia thành các nhóm nào?

  1. Trợ từ đứng đầu câu, giữa câu và cuối câu.
  2. Trợ từ đi kèm các từ ngữ trong câu và trợ từ ở cuối câu.
  3. Trợ từ chỉ hoạt động, trợ từ chỉ trạng thái.
  4. Trợ từ bổ sung ý nghĩa hành động, trợ từ bổ sung ý nghĩa trạng thái.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 1 TH tiếng Việt: Trợ từ và thán từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay