Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 - Văn bản 3: Đường về quê mẹ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 - Văn bản 3: Đường về quê mẹ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

VĂN BẢN 3: ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Mẹ đưa “tôi” về quê ngoại vào thời gian nào và để làm gì?

  1. Vào mùa xuân, để nhận họ
  2. Vào mùa xuân, để đi cấy
  3. Vào mùa hè, để đi gặt
  4. Vào mùa hè, để giỗ bố

Câu 2: Nhân vật “tôi” không đi qua đâu?

  1. Những rặng đề
  2. Trạm xe lửa
  3. Những dòng sông
  4. Cồn xanh, bãi tía ven đường

Câu 3: Đâu là hình ảnh đường về quê lúc chiều mát?

  1. Nắng nhạt vàng
  2. Đoàn người về ấp gánh khoai lang
  3. Trời xanh cò trắng bay từng lớp
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Gương mặt người mẹ của “tôi” không có được mô tả với đặc điểm nào?

  1. Răng trắng tinh
  2. Mắt sáng
  3. Môi hồng
  4. Má đỏ au

Câu 5: Màu sắc của bức tranh thiên nhiên như thế nào?

  1. Đa sắc màu, sống động
  2. U ám, ảm đạm
  3. Chỉ có sắc đen và sắc trắng
  4. Đỏ hồng, ngọt ngào

Câu 6: Ai là tác giả của bài thơ “Đường về quê mẹ”?

  1. Chế Lan Viên
  2. Đoàn Văn Cừ
  3. Tế Hanh
  4. Lê Minh Khuê

Câu 7: Thể thơ của bài thơ là:

  1. Thơ sáu chữ
  2. Thơ lục bát
  3. Thơ bảy chữ
  4. Thơ thất ngôn ngũ khổ

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: “Dặm liễu” ở câu thơ “Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần” chỉ:

  1. Con đường tơ lụa
  2. Đường xa
  3. Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ta có thể thấy điều gì qua câu thơ “Tà áo nâu in giữa cánh đồng”?

  1. Tà áo của mẹ có màu sắc hoà hợp với màu của ruộng đất
  2. Mẹ đã phải trải qua những năm tháng khó khăn vất vả
  3. Tà áo của mẹ rất nổi bật trên không gian cánh đồng.
  4. Cả A và B

Câu 3: Qua khổ thơ cuối, ta thấy gì về phẩm chất của người mẹ?

  1. Thảo hiền, trọng tình trọng nghĩa
  2. Cao sang, quyền quý nhưng rất nghĩa khí
  3. Bại hoại, mất hết đức hạnh
  4. Cả A và B.

Câu 4: Bài thơ là lời của ai?

  1. Của người con, nhân vật “tôi”
  2. Của người mẹ
  3. Của người cha
  4. Của những người đi làm đồng ngày hôm đó

Câu 5: Nhan đề bài thơ được tác giả đặt theo cách nào?

  1. Không đặt tiêu đề để cho người đọc tự suy ngẫm
  2. Dựa vào ý khái quát của toàn bộ nội dung bài thơ
  3. Chọn một sự việc khơi nguồn cảm hứng
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Từ “lưng” trong câu thơ thứ hai khổ 5 vần với từ nào sau đây?

  1. Đồng
  2. Nữ
  3. Hồng
  4. Không có từ nào.

Câu 7: Nhịp thơ trong câu thơ “Cúi nón mang đi cặp má hồng” là:

  1. 3/4
  2. 4/3
  3. 2/2/1/2
  4. 2/2/2/1

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hãy nhận xét về thiên nhiên được mô tả trong bài thơ?

  1. Mang những nét đặc trưng của vùng núi rừng phương Bắc, với núi rừng rộng mở.
  2. Mang những nét đặc trưng của vùng nông thôn đổi mới ngày nay, với các thửa ruộng bạt ngàn, và các loại máy móc.
  3. Mang những nét đặc trưng của miền quê xưa, với cây cối, cảnh vật xanh tươi, con người thì làm những công việc đồng áng,…
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Điểm hay về hình thức trong khổ thơ thứ ba là gì?

  1. Sử dụng nhiều từ mang sắc thái nghĩa bổ sung cho từ đỏ như “thắm”, “au”, làm nổi bật hình ảnh một người mẹ xinh đẹp, chất phác.
  2. Có sự đối xứng giữa câu thứ hai và câu thứ tư, giữa trang phục và khuôn mặt, điều đó càng cho thấy được vẻ đẹp của người mẹ.
  3. Đảo ngược trật tự từ, ví dụ như “cắp thúng” thành “thúng cắp”. Điều này nhằm tạo nên sự mới mẻ cho đoạn thơ, nhấn mạnh vào những vật dụng truyền thống của người phụ nữ xưa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Câu nào trong khổ thơ thứ năm có hàm ý thể hiện vẻ đẹp dân dã, thôn quê của người mẽ?

  1. Tà áo nâu in giữa cánh đồng
  2. Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng
  3. Bóng u hay bóng người thôn nữ
  4. Cúi nón mang đi cặp má hồng

Câu 4: Đâu là bố cục đúng hợp lí của bài thơ?

  1. Khổ 1: gợi nhớ việc về quê; khổ 2 – 5: thiên nhiên, con người lúc về quê; khổ cuối: quê hương.
  2. Khổ 1: gợi nhớ việc về quê; khổ 2, 4: thiên nhiên và con người trên đường; khổ 3, 5: khắc hoạ hình ảnh người mẹ, khổ cuối: lúc về đến quê.
  3. Khổ 1: gợi nhớ việc về quê; khổ 2, 3: thiên nhiên và con người trên đường; khổ 4, 5: khắc hoạ hình ảnh người mẹ, khổ cuối: lúc về đến quê.
  4. Không có bố cục rõ ràng, mọi thứ trong bài thơ đều hoà quyện với nhau.

Câu 5: Hãy chỉ ra mạch cảm xúc trong bài thơ.

  1. Theo trình tự thời gian, từ bắt đầu đi đến lúc về đến quê.
  2. Kết hợp miêu tả, cảm nhận không gian, con người, từ đó làm nổi bật lên hình ảnh người mẹ.
  3. Luôn đặt vẻ đẹp của người mẹ làm trọng tâm.
  4. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?

  1. Sự bất ngờ trước vẻ đẹp tươi mới của miền quê khác xa với nơi đô hội phồn hoa. Bài thơ còn là nỗi ước vọng về một tương lai rực rỡ trên khắp đất nước.
  2. Tâm trạng nhung nhớ nhưng không buồn bã mà vui vẻ, hạnh phúc; tình cảm yêu quý, hãnh diện về mẹ của mình.
  3. Bài thơ thể hiện tâm trạng âu sầu, điều đó được bộc lộ qua các hình ảnh thiên nhiên.
  4. Cả A và B.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Đọc 3: Đường về quê mẹ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay